Gia Lai: Giải thể Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 13-4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đã ký Quyết định giải thể Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 tỉnh tại địa chỉ 121 Lê Thánh Tôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku).

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Giám đốc Sở Y tế ban hành Quyết định kết thúc trưng tập các lực lượng phục vụ tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 tỉnh. Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 hoàn tất các nhiệm vụ cách ly, điều trị Covid-19, chuyển bệnh nhân đang điều trị về các cơ sở có giường điều trị Covid-19 của tỉnh để tiếp tục điều trị; thực hiện bàn giao cơ sở hạ tầng, các vật dụng, trang-thiết bị… của ký túc xá Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai theo quy định; trả lại các vật dụng, trang-thiết bị đã trưng dụng của các cơ quan, đơn vị.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Giám đốc Sở Y tế ban hành Quyết định kết thúc trưng tập các lực lượng phục vụ tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Giám đốc Sở Y tế ban hành Quyết định kết thúc trưng tập các lực lượng phục vụ tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 tỉnh. Ảnh: Bá Bính



Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh: Tính đến ngày 13-4, các bệnh viện điều trị Covid-19, bệnh viện dã chiến trên toàn tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; kết thúc nhiệm vụ lịch sử; giải thể chuyển trả cơ sở về cho các đơn vị. Công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ thực hiện phân tầng; các bệnh viện hoạt động theo mô hình “Bệnh viện tách đôi”; phân tuyến cấp cứu vùng phía Đông tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê, vùng phía Nam tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương, Sở Y tế quan tâm ngành Y tế, thăm hỏi, động viên lực lượng tuyến đầu tại các bệnh viện điều trị, bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 khi kết thúc nhiệm vụ.

Sở Y tế triển khai kiểm tra vận hành 9 bệnh viện đầu tư oxy lỏng; triển khai phân tầng theo cụm như đã phê duyệt; rà soát năng lực, cơ sở vật chất, bố trí trang thiết bị y tế từ trạm đến các bệnh viện đảm bảo công tác khám-chữa bệnh gắn phòng-chống dịch Covid-19. Đồng thời, khẩn trương tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo kế hoạch. Tiến hành tiêm vắc xin bạch hầu trong năm 2022.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?