Gia Lai điều chỉnh một số tiêu chí điều kiện kết thúc cách ly đối với F0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 23-1, Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai ban hành Công văn về việc điều chỉnh một số tiêu chí trong xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và điều kiện kết thúc cách ly đối với F0.

Cụ thể, thống nhất nội dung giám sát ca bệnh Covid-19 với các nhóm đối tượng: Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp: là người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng sau đây: sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu, tiêu chảy, khó thở, viêm đường hô hấp; người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên; người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

 Lấy mẫu test nhanh Covid-19 toàn bộ người dân làng Ia Lang (phường Chi Lăng, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Lấy mẫu test nhanh Covid-19 toàn bộ người dân làng Ia Lang (phường Chi Lăng, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính


Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.

Đối với người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động, F0 là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR; người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2; người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ; người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0; người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 m hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0; người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền; người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy dủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

Trong trường hợp chỉ có 1 kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

Đối với đối tượng tiếp xúc gần, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 khi có kết quả âm tính và đủ thời gian cách ly thì được kết thúc cách ly theo quy định.

Sử dụng kết quả xét nghiệm kháng nguyên để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện đối với người bệnh Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi cách ly, điều trị đủ 10 ngày.

Đối với người bệnh Covid-19 nằm điều trị các các cơ sở thu dung, điều trị: người bệnh Covid-19 đơn thuần phải có các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) hoặc xét nghiệm kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).

Người bệnh sau khi ra viện cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày.

Người bệnh Covid-19 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo các triệu chứng lâm sàng của bệnh Covid-19 hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên. Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) hoặc xét nghiệm kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).

Người bệnh được chuyển sang khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) tại buồng riêng của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Tuân thủ thông điệp 5K.


 

KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.