Gia Lai đẩy mạnh tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong quý II

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 29-5, UBND tỉnh có Công văn số 1086/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Nhân viên y tế phường Ia Kring (TP. Pleiku) tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn phường. Ảnh: Như Nguyện
Nhân viên y tế phường Ia Kring (TP. Pleiku) tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn phường. Ảnh: Như Nguyện

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tiếp tục rà soát đối tượng, tập trung đẩy mạnh việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong quý II-2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm chủng mũi 4 cho đối tượng cần tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 2357/BYT-DP ngày 9-5-2022. Đồng thời giao chỉ tiêu tiêm chủng cho các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Đối với các nơi tiêm chủng chậm cần điều ngay lực lượng hỗ trợ để tiêm nhanh nhất có thể. Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông để người dân hiểu, đồng thuận và đi tiêm chủng các mũi tiếp theo (mũi 3, mũi 4) kịp thời, đầy đủ.

Khẩn trương tiếp nhận vắc xin và tiêm chủng theo Kế hoạch số 222/KH-BCĐ ngày 24-5-2022 của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 của tỉnh. Nếu địa phương nào không tiếp nhận đủ vắc xin sử dụng để tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và không rà soát đủ đối tượng thuộc diện phải tiêm, để xảy ra dịch tại địa phương thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.