Gia Lai: Cứu chữa thành công bệnh nhi đầu tiên bị hội chứng MIS-C hậu Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một bệnh nhi bị hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) hậu Covid-19 vừa nhập viện cấp cứu tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai). Qua 1 tuần điều trị, hiện sức khỏe bệnh nhi đã hồi phục.
 

Bác sĩ Phan Thị Thùy Trang-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Nhi Gia Lai) cho biết: Ngày 21-4, bệnh nhi Nguyễn Lân Dũng (10 tuổi, ở tổ 4, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao liên tục, nổi ban toàn thân, sung huyết kết mạc, nổi hạch cổ và sau tai… Các xét nghiệm sau đó phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng MIS-C hậu Covid-19. Trước đó hơn 1 tháng, bệnh nhi có mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh. Qua 1 tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhi đã phục hồi và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Qua chăm sóc, hiện bệnh nhi Dũng- bị hội chứng MIS-C hậu Covid-19 đã hồi phục sức khỏe. Ảnh: Như Nguyện
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Như Nguyện


Chị Võ Thị Dã Tràng (tổ 4, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa)-mẹ cháu Dũng-cho biết: Hơn 1 tháng trước, 6 người trong gia đình chị đều mắc Covid-19. Do đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nên đa phần bệnh nhẹ, vài ngày là khỏi. "Riêng Dũng chưa được tiêm vắc xin, nhưng cháu cũng chỉ bị sốt nhẹ và khỏi bệnh sau đó vài ngày. Tuy nhiên, lần phát bệnh này, cháu sốt cao liên tục, da phát ban, nôn ói… Gia đình đưa cháu đi khám bác sĩ và cho uống thuốc điều trị ở nhà nhưng không đỡ nên phải lập tức nhập viện điều trị. Hiện sức khỏe của con tôi đã khá hơn nhiều”-chị Tràng nói.

Theo bác sĩ Trang, hội chứng MIS-C hậu Covid-19 là tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. MIS-C có thể nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong nhưng hầu hết trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh này sẽ khá hơn khi được chăm sóc y tế. Tại Gia Lai, đây là ca bệnh nhi đầu tiên bị hội chứng này nhập viện điều trị.

“Đối với trẻ sau khi mắc Covid-19, phụ huynh cần theo dõi sức khỏe và chăm sóc chu đáo. Dù đã khỏi bệnh nhưng sau đó khi thấy trẻ tiếp tục sốt  kèm theo nhiều hơn một trong các triệu chứng như: đau bụng, sung huyết kết mạc hay mắt đỏ ngầu, tiêu chảy, chóng mặt hoặc choáng váng (dấu hiệu của huyết áp thấp), da phát ban, nôn ói… thì cần nghĩ ngay đến hội chứng MIS-C và nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Hiện nay, Gia Lai đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, các phụ huynh cần cho trẻ đi tiêm vắc xin để phòng bệnh”-bác sĩ Trang khuyến cáo.
 

NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.