Gia Lai: Ẩn họa từ các ngầm tràn mùa mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vào mùa mưa lũ, mực nước sông suối dâng cao khiến các ngầm tràn, đập tràn bị ngập sâu, trở thành mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Địa bàn huyện Kbang có rất nhiều ngầm tràn, đập tràn. Mỗi khi mưa lớn, mực nước tại các ngầm tràn, đập tràn dâng cao, chảy xiết. Mặc dù chính quyền các địa phương đã tăng cường tuyên truyền, đồng thời cắm biển cảnh báo và cử lực lượng túc trực tại các điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nhưng vẫn có người dân cố tình điều khiển phương tiện vượt qua khu vực ngầm tràn nguy hiểm.

Tháng 10-2023, một vụ tai nạn đau lòng xảy ra tại ngầm tràn thuộc khu vực làng Lợt, xã Kông Bơ La. Trước thời điểm xảy ra vụ việc, trên địa bàn có mưa to nên nước từ thượng nguồn đổ về rất mạnh, ngầm tràn bị ngập sâu.

Tuy nhiên, anh Đ.L. (34 tuổi, trú tại làng Lợt, xã Nghĩa An) vẫn điều khiển xe máy chở theo ông T.M. (trú tại thôn 2, xã Nghĩa An) vượt qua đoạn ngầm tràn này thì bị nước cuốn trôi. Ông M. may mắn bơi được vào bờ, còn anh L. thì bị nước cuốn trôi dẫn đến tử vong.

Khu vực ngầm tràn làng Lợt (xã Kông Bờ La), nơi ông Đ.L bị nước cuốn tử vong. Ảnh: M.T

Khu vực ngầm tràn làng Lợt (xã Kông Bờ La), nơi ông Đ.L bị nước cuốn tử vong. Ảnh: M.T

Ông Phạm Thành Nhân-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn giao thông huyện Kbang-cho biết: Huyện đã có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng về cầu đường để đảm bảo cho người dân đi lại an toàn qua các khu vực ngầm tràn, nơi nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn kéo dài.

Trong đó, khẩn trương rà soát biển báo, cột mốc bị hư hỏng; bổ sung biển báo tại các ngầm tràn, khu vực nước sâu (ghi rõ mực nước nguy hiểm cấm qua lại), bố trí biển báo ở những nơi nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất gây ách tắc giao thông như: cầu tràn, cầu treo dân sinh, khu vực đá lăn, mái ta luy âm, ta luy dương có nguy cơ sạt lở cao hay tuyến đường giao thông thường bị ngập tại các địa bàn quản lý.

“Huyện cũng yêu cầu các địa phương bố trí lực lượng dân quân, Công an xã kịp thời điều tiết phương tiện khi có sự cố xảy ra; đồng thời triển khai các phương án sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố về cầu đường khi mưa bão, ngập lụt xảy ra”-ông Nhân nêu giải pháp.

Trong khi đó, ông Võ Lê Xuân Thiện-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn giao thông huyện Mang Yang thì cho hay: Ban An toàn giao thông huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn tập trung rà soát các khu vực không đảm bảo an toàn, đặc biệt là khu vực bị ngập sâu, chia cắt, vùng trũng thấp ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, nhất là các ngầm tràn, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông; Công an huyện bố trí lực lượng, phương tiện thường xuyên tuần tra, kiểm tra, chủ động hướng dẫn, điều tiết giao thông theo diễn biến thực tế của mưa lớn, ngập lụt, bố trí trực cảnh báo các khu vực ngập úng, không cho người và các phương tiện qua lại ở các ngầm tràn…

Lực lượng chức năng xã Chư Krêy (huyện Kông Chro) căng dây, trực chốt không cho người dân qua lại ngầm tràn bị ngập. Ảnh: L.N

Lực lượng chức năng xã Chư Krêy (huyện Kông Chro) căng dây, trực chốt không cho người dân qua lại ngầm tràn bị ngập. Ảnh: L.N

Trao đổi với P. V, ông Hà Anh Thái-Phó Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải-nhấn mạnh: Sở đã yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ tăng cường công tác tuần đường, kiểm tra trước, trong và sau mưa bão để phát hiện các sự cố hư hỏng công trình giao thông và có biện pháp sửa chữa kịp thời, đảm bảo an toàn giao thông.

Đặc biệt, cần rà soát các công trình có nguy cơ hư hỏng trong thời gian xảy ra thiên tai, bão lũ như cầu, cống, ngầm tràn để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình và có biện pháp xử lý.

Đối với các vị trí xung yếu, khu vực bị ngập do nước dâng thì cần theo dõi mực nước để tổ chức giao thông phù hợp và có biện pháp hạn chế, phân luồng giao thông hoặc dừng khai thác khi không đủ an toàn.

Tại các vị trí nguy hiểm có khả năng gây ách tắc giao thông như: cầu tràn, vị trí cầu độc đạo, cầu treo dân sinh, mái ta luy âm, ta luy dương có nguy cơ sạt lở cao… phải bố trí lực lượng dân quân, Công an xã kịp thời điều tiết phương tiện khi có sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông. Đối với khu vực bị ngập do nước dâng cần theo dõi mực nước để tổ chức giao thông phù hợp hoặc dừng khai thác khi không đủ an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Người dân Gia Lai đón Giáng sinh an lành

Người dân Gia Lai đón Giáng sinh an lành

GLO- Đêm Giáng sinh (24-12), tiết trời Gia Lai se lạnh, lất phất mưa bay. Trên khắp phố phường, vùng quê xứ đạo, trang hoàng lấp lánh với hình ảnh cây thông Noel, vòng nguyệt quế, cỗ xe tuần lộc, ông già Noel... Mọi người cùng hân hoan chúc nhau một mùa Giáng sinh an lành, yên vui và hạnh phúc.

Phú Thiện xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

Phú Thiện xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Thiện luôn chủ động tham mưu Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó, góp phần xây dựng LLVT huyện vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.