Giả chữ ký của Bộ trưởng Lao động - Thương binh, Xã hội để lừa đảo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

 Ngày 25-11, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua (18-11 đến 24-11).

1. LỢI DỤNG MÙA LỄ HỘI ĐỂ LỪA ĐẢO

Thời gian qua, nhiều đối tượng lừa đảo đã dùng thủ đoạn sao chép hình ảnh, nội dung, video… trên website chính thống của cuộc thi, sau đó đăng tải trên trang Fanpage giả mạo nhằm tạo lòng tin cho người dân… tiếp đó dẫn dắt người có nhu cầu tham gia chuyển sang dùng mạng xã hội Telegram để đăng ký, xét duyệt hồ sơ tham gia thi.

Trong quá trình đó, chúng yêu cầu người đăng ký hoàn tất việc xét duyệt hồ sơ tham gia, đối tượng sẽ yêu cầu người dân tiếp tục tham gia chương trình khảo sát, thực hiện nhiệm vụ đánh giá, mua trang phục bằng hình thức chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp.

Khi người dân hoàn thành nhiệm vụ với các đơn hàng có giá trị nhỏ, đối tượng sẽ trả lại toàn bộ số tiền mua hàng và tiền trích như đã hứa hẹn. Tuy nhiên, đến khi nạn nhân chốt nhiều đơn hàng với số tiền lớn hơn ở những lần tiếp theo, đối tượng sẽ không trả tiền gốc và tiền trích với lý do như: Cú pháp soạn tin bị sai, hệ thống bị lỗi, gặp sự cố về đơn hàng…

Đồng thời, đối tượng yêu cầu nạn nhân phải chuyển khoản thêm tiền để xác minh đơn hàng, bảo lưu tài khoản và cam kết sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã chuyển khi hoàn thành nhiệm vụ.

Đến khi nạn nhân hết tiền để chuyển khoản hoặc phát hiện bị lừa, các đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc..

2. MẠO DANH BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, GIẢ CHỮ KÝ BỘ TRƯỞNG ĐỂ LỪA ĐẢO

Bộ Thông tin và Truyền thông dẫn thông tin từ Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để mạo danh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm lừa đảo những người muốn đi nước ngoài làm việc.

Cụ thể, các đối tượng lập Fanpage có tên "Trung tâm tư vấn việc làm ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "Tư vấn XKLĐ - Asian"… mạo danh là trang thông tin của Bộ và Trung tâm Lao động ngoài nước.

Ngoài ra, các đối tượng mạo danh chữ ký của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đăng tải nội dung kèm theo hình ảnh lãnh đạo Bộ làm việc với đối tác nước ngoài, nhằm tạo dựng lòng tin để dụ dỗ người lao động tham gia các chương trình làm việc tại Úc, chương trình EPS (Hàn Quốc)… thông qua các fanpage và website giả mạo.

3. CẢNH GIÁC VỚI CÁC DỊCH VỤ ĐỌC TRỘM TIN NHẮN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Cục An toàn thông tin dẫn thông tin về việc Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khởi tố hai kẻ xấu dùng thủ đoạn cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn bằng công nghệ để chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.

Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là khi khách hàng có nhu cầu liên hệ, các đối tượng sẽ thông báo giá từng gói dịch vụ và yêu cầu thanh toán một phần tiền trước. Khi nạn nhận chuyển tiền xong, chúng lập tức chặn liên lạc và biến mất.

4. CẨN TRỌNG KHI MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRONG ĐỢT GIẢM GIÁ BLACK FRIDAY

Cuối cùng, Cục An toàn thông tin nêu vụ việc vào ngày 12-11, lực lượng chức năng Nhật Bản đã tiến hành bắt giữ 1 người đàn ông Trung Quốc với cáo buộc lừa đảo một phụ nữ 71 tuổi với số tiền lên tới 809 triệu yên (~134 tỉ đồng). Đây là vụ lừa đảo đầu tư trên mạng xã hội có số tiền lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản.

Lợi dụng thời điểm ngày hội mua sắm Black Friday cận kề diễn ra, các đối tượng xấu sẽ chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua tin nhắn Email và các trang web giả mạo, dụ dỗ nạn nhân đặt mua các sản phẩm với mức giá ưu đãi nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản.

Theo Lê Tỉnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.

Các lọ tinh dầu thuốc lá điện tử được thu giữ. Ảnh nguồn cand.com.vn

Cảnh báo việc bơm tinh chất chứa ma túy vào thuốc lá điện tử bán cho học sinh, sinh viên

(GLO)-Công an tỉnh Phú Thọ thông tin, thời gian gần đây, các đối tượng phạm tội thường mua các lọ tinh dầu chứa chất ma túy MDMB-BUTINACA trên các trang mạng xã hội, sau đó về pha loãng bằng các loại dung dịch khác nhau rồi bơm vào các Pod thuốc lá điện tử và bán cho học sinh, sinh viên để kiếm lời.

Công an huyện Đức Cơ ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng

Công an huyện Đức Cơ ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng

(GLO)- Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Đức Cơ  (tỉnh Gia Lai) bị tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước tình hình đó, Công an huyện đã nỗ lực triển khai các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.