Gây khó cho nhà tuyển dụng, thu hẹp cơ hội của người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự thảo Nghị định “Quy định việc tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam” đưa ra những quy định làm khó cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và gây cản trở cho người lao động.
 

Điều 6 quy định: “... tổ chức, cá nhân nước ngoài phải gửi văn bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, thời hạn cần tuyển; quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam và của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình làm việc và khi thôi việc đối với từng vị trí việc làm cần tuyển; đề nghị tuyển người lao động Việt Nam đến tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam. Trong văn bản phải nêu rõ yêu cầu về vị trí việc làm, số lượng”.

Như vậy câu hỏi đặt ra là “Tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam” có gây khó cho nhà tuyển dụng, thu hẹp cơ hội của người lao động? Câu trả lời là có.

Tổ chức này bắt buộc phía tuyển dụng phải nộp đơn xin tuyển lao động với đầy đủ yêu cầu. Người lao động muốn làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng phải qua “ông cai” này, ông cho làm mới được làm.

Việt Nam đã có đầy đủ hệ thống luật pháp điều chỉnh quan hệ lao động, từ Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Người lao động không cần phải thêm bất cứ một giấy phép con nào nữa mới được làm việc.

Điều 35 của Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”. Vậy tổ chức này có đứng trên cả Hiến pháp?

Điều 5, Bộ luật Lao động quy định người lao động có quyền: “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử”. Tổ chức này cũng đứng trên cả Bộ luật Lao động luôn.

Xin hỏi, phải qua tổ chức này để xin việc có còn “tự do lựa chọn việc làm” và “không bị phân biệt đối xử” hay không?

Điều 10, Bộ luật Lao động quy định về quyền làm việc của người lao động: “(1) Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. (2) Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình”.

Xin hỏi, bắt buộc phải qua tổ chức này để xin việc làm thì có vi phạm quy định trên hay không?

Việc quy định này còn làm xấu đi môi trường hành chính của Việt Nam, cản trở các cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam. Nếu như các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được phép hoạt động, thì họ được quyền tự do tuyển dụng lao động và tuân thủ pháp luật Việt Nam về lao động.

Họ không cần thêm một “ông cai” nào nữa.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/gay-kho-cho-nha-tuyen-dung-thu-hep-co-hoi-cua-nguoi-lao-dong-843535.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam