Gần nửa thế kỷ giữ nghề làm bánh dừa Giồng Luông ở miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm cuối dòng của sông Hàm Luông, ấp Vĩnh Bắc là nơi bánh dừa nức tiếng vì vị béo ngậy của nước cốt, vì màu vàng óng ánh đã "ngấm" vào dòng chảy xuyên suốt của thời gian rồi đi vào thơ ca.  

 

Cần ít nhất 5 giờ đồng hồ để cô Bé có thể quấn được 1.000 chiếc nòng bánh
Cần ít nhất 5 giờ đồng hồ để cô Bé có thể quấn được 1.000 chiếc nòng bánh



Nghề do má chồng truyền lại

Trở về ấp Vĩnh Bắc, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre chúng tôi tìm gặp cô Đoàn Thị Bé. Người đã có thâm niên gần 45 năm với tay nghề gói bánh ở vùng này. Bánh dừa của gia đình cô đã cùng nhiều hộ dân khác gầy dựng nên thương hiệu chiếc bánh dừa Giồng Luông nức tiếng miền Tây.

‘’Tôi cũng không biết chiếc bánh dừa ra đời từ lúc nào, nhưng hồi đó má của má chồng tôi truyền lại. Sau đó khi tôi về làm dâu được nối nghiệp từ má chồng cho đến bây giờ. Tính từ lúc đó cho đến giờ này cũng gần 45 năm tôi theo nghề rồi’’, cô Đoàn Thị Bé chia sẻ.


 

Cờ bắp (phần đọt non của cây dừa nước) được cô mua với giá từ 2.000 - 3.000 đồng để về chẻ ra từng lá nhỏ để quấn nòng
Cờ bắp (phần đọt non của cây dừa nước) được cô mua với giá từ 2.000 - 3.000 đồng để về chẻ ra từng lá nhỏ để quấn nòng


Mỗi ngày công việc của cô bắt đầu từ lúc 1 giờ sáng để gói bánh. Khoảng 3 giờ sáng cùng ngày thì cho bánh vào nồi để luộc trong 6 giờ tiếp theo. Trong lúc chờ bánh chín thì cô tranh thủ quấn nòng (gói) bánh từ cờ bắp.

Bánh dừa được làm nguyên liệu chủ yếu từ nếp. Ngoài ra nhân bánh thì đa dạng từ nhân chuối, đậu đen cho đến nhân đậu xanh nấu nhừ. ‘’Cứ 1 ký nếp tôi làm ra 30 chiếc bánh dừa. Nếp dùng gói bánh phải để sống mà rưới nước cốt dừa lên. Vì khi xào nếp sẽ bị dẻo rất khó bỏ vào nòng bánh và gói lại’’, cô tiếp lời.


 

 Dây lạt được lấy từ cờ bắp và mang đi phơi khoảng 2 nắng trước khi sử dụng để cột bánh
Dây lạt được lấy từ cờ bắp và mang đi phơi khoảng 2 nắng trước khi sử dụng để cột bánh



Mỗi công đoạn để làm ra một chiếc bánh ngon rất cần nhiều sự tỉ mẩn. Đầu tiên là ngâm nếp khoảng 3 giờ đồng hồ. Sau đó vớt ra để ráo và trộn muối, rưới nước cốt có kèm chút bã cơm dừa. Nếu chọn nhân đậu thì phải nấu cho mềm. Còn chọn nhân chuối thì phải ướp muối và đường để cho nhân bánh được thấm gia vị.

‘’Mọi bước phải theo quy trình chuẩn mà tôi học được từ má chồng và giữ cho đến bây giờ. Cứ bỏ lớp nếp vào nòng bánh tiếp theo cho nhân rồi lại tiếp tục cho nếp lên trên cùng. Riêng phần bẻ đầu bánh làm sao cho thật cứng cáp nếu không khi bỏ vào nồi luộc nước sẽ thấm vào bên trong và làm bánh bị hư hoặc bị nhảo’’, cô nói.


 

 Gia đình ưu tiên sử dụng bẹ dừa để làm chất đốt cho nồi bánh
Gia đình ưu tiên sử dụng bẹ dừa để làm chất đốt cho nồi bánh


Sau khi canh đủ lửa và bánh chín thì chồng cô sẽ dùng một thanh sắt kéo từng chiếc bánh ra khỏi nồi luộc. Kế bên là một thau nước lạnh để rửa bánh vừa vớt ra cho sạch. Tiếp theo là mang lên bàn để cột chụm lại thành một chục (12 cái) và để ráo trước khi mang đi bán hay bỏ mối ngoài chợ quê.

"Đưa chiếc bánh dừa ra khỏi lũy tre làng’’

Mỗi ngày có nhiều bạn hàng đến lấy bánh về bán lại. Nhưng cô còn tranh thủ tự mình mang bánh ra bến phà Phú Khánh gần đó để bán cho khách qua đường. Cả gia đình cô gồm 4 người có ngày rất tất bật để làm gần 2.000 chiếc bánh dừa mới đủ giao đi khắp nơi.


 

Nồi luộc bánh được gia đình đặt riêng, làm từ 2 cái nồi chụp vào nhau để giữ hơi nóng tốt nhất có thể
Nồi luộc bánh được gia đình đặt riêng, làm từ 2 cái nồi chụp vào nhau để giữ hơi nóng tốt nhất có thể



"Tôi bỏ mối ngoài chợ Giồng Luông, có khi bạn hàng đến lấy. Nhiều nơi ăn thấy thích nên nhiều khi bánh còn giao xe mang lên tới TP.HCM và cả Bình Dương. Có nhiều năm người đi làm ăn xa về quê đặt bánh của tôi để mang ra cả nước ngoài’’, cô chia sẻ.

Còn anh Ngô Phước Bình ở TP. HCM chia sẻ cứ đi ngoài đường thấy người ta rao bán bánh dừa Bến Tre nên mua về ăn cũng thấy rất ngon. Nhưng nếu có dịp thì anh muốn được xuống tận Bến Tre để thử chính gốc chiếc bánh dừa Giồng Luông vừa béo vừa dẻo.


 

 Sau khi vớt ra từ nồi, bánh được chụm lại thành 12 cái vô một chùm.
Sau khi vớt ra từ nồi, bánh được chụm lại thành 12 cái vô một chùm.


"Cách đây vài năm tôi có về Bến Tre và được thưởng thức bánh dừa. Hương vị của bánh hoàn toàn xa lạ bởi vì quê tôi không có loại bánh này. Tôi nhớ mãi là bánh rất dẻo và thơm béo mùi nước cốt dừa, khi ăn vào cảm thấy rất ngon miệng’’, bạn Quỳnh ở Nghệ An chia sẻ.

Để làm ra bánh dừa chất lượng luôn cần có một người thợ với tay nghề cao. Chính vì điều đó mà cô Đoàn Thị Bé nhất quyết không để cho bánh dừa mang thương hiệu Giồng Luông bị mai một. Từ nhiều năm qua cô đã truyền nghề cho những người con của cô. Hy vọng rằng thế hệ tiếp nối cũng sẽ mãi làm vang danh chiếc bánh đặc sản của xứ dừa một thời đã đi vào thơ ca.


 

  Bánh dừa Giồng Luông là món quà đặc sản cho nhiều du khách khi đến Bến Tre
Bánh dừa Giồng Luông là món quà đặc sản cho nhiều du khách khi đến Bến Tre

Theo QUÁNH DUY THỊNH (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.