Gái Tày 9X đam mê nông nghiệp sạch, mày mò làm ra đủ thứ, kiếm ngon ơ tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhờ đam mê nông nghiệp sạch, óc sáng tạo, chị Hoàng Hồng Nhung (SN 1994, thôn Mu Cai Pha, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đã thu mua, chế biến các loại nông sản, tạo ra nhiều sản phẩm sạch. Nhờ vậy, cô gái Tày 9X không chỉ đạt doanh thu 1 tỷ đồng/năm, mà còn tạo việc làm cho nhiều bà con trong vùng.
Chia sẻ với PV, chị Hoàng Hồng Nhung cho biết, chị sinh ra trong gia đình thuần nông, từ nhỏ đã quen với công việc đồng áng. Sau vài năm đèn sách trên giảng đường đại học, chị tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân ngành Kế toán - ngân hàng và mang bao hoài bão được làm việc và công hiến. Tuy nhiên, để tìm kiếm một công việc đúng chuyên ngành và phù hợp là điều khó khăn với chị. "Mọi thứ đến với chị như một cái duyên vậy"- chị Nhung chia sẻ.

Củ nghệ vàng được người dân trồng nơi triền đồi trong vùng.
Củ nghệ vàng được người dân trồng nơi triền đồi trong vùng.
Nhận thấy trong vườn, trên đồi, núi, ven nhà người dân quê mình đầy rẫy củ nghệ nhưng không bán được giá, chị cùng chồng đã ấp ủ nhiều dự định. Năm 2016, chị Nhung cùng chồng đã nảy ra ý tưởng thu mua, chế biến sản xuất các sản phẩm tinh chế từ củ nghệ.
Từ đó, 2 vợ chồng cùng nhau mày mò tìm hiểu những kiến thức, thông tin về công thức, cách làm và hướng đi để củ nghệ đặc sản quê hương trở thành hàng hóa không chỉ bán ra thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
Chị Nhung cho biết, sau 4 năm cố gắng đưa sản phẩm tinh bột nghệ ra thị trường và xây dựng thương hiệu, đến nay sản phẩm tinh bột nghệ Hồng Nhung đã đến gần hơn với người tiêu dùng. Sản phẩm hiện được đánh giá 3 sao OCOP cấp tỉnh, đồng thời là một trong những sản phẩm đại diện cho Lạng Sơn tham gia trưng bày giới thiệu tại các hội chợ, gian trưng bày lớn nhỏ trong cả nước.

Chị Hồng Nhung đang đóng sản phẩm tinh bột nghệ để gửi khách hàng.
Chị Hồng Nhung đang đóng sản phẩm tinh bột nghệ để gửi khách hàng.
Mỗi năm, cơ sở của chị Nhung thu mua gần 1.000 tấn gừng, nghệ của người dân quanh vùng. Sau khi thu mua, cơ sở sẽ tiến chế biến gừng, nghệ lát sấy khô và sản xuất tinh bột nghệ. Với quy trình sản xuất, chế biến sạch, chất lượng sản phẩm tốt, sản phẩm tinh bột nghệ Hồng Nhung luôn giữ được chữ tín trên thị trường và được tiêu thụ rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội… Sản phẩm gừng, nghệ lát sấy khô cũng được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hà Lan.
Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất của chị tiêu thụ từ 2 - 3 tấn tinh bột nghệ, trên 90 tấn gừng, nghệ lát. Ngoài chế biến sản phẩm từ gừng, nghệ, đầu năm 2020, cơ sở của chị Nhung còn thu mua và chế biến trà bí đao, cao gội đầu, dầu xả cho tóc... được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Công nhân đang làm việc tại xưởng chế biến tinh bột nghệ của gia đình chị Nhung
Công nhân đang làm việc tại xưởng chế biến tinh bột nghệ của gia đình chị Nhung
Theo chị Nhung, nhờ sản xuất hiệu quả, doanh thu của cơ sở đều tăng dần qua các năm: Năm 2017 đạt 600 triệu đồng, năm 2018 đạt 800 triệu đồng, năm 2019 đạt 1 tỷ đồng. Bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, chị Nhung còn sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho bà con trên địa bàn xã, tạo việc làm cho 8 – 10 lao động có thu nhập ổn định từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, tạo mối liên kết, tiêu thụ lượng lớn nông sản cho hàng trăm hộ dân trong và ngoài xã, giúp người nông dân yên tâm sản xuất.
Nói về định hướng trong thời gian tới, chị Nhung cho biết: "Cơ sở sẽ tiếp tục tuyên truyền người dân mở rộng diện tích một số loại nông sản để tăng nguồn nguyên liệu, qua đó mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, tiếp tục phát triển, giữ vững thương hiệu sản phẩm OCOP tinh bột nghệ Hồng Nhung trên thị trường để đưa sản phẩm tinh bột nghệ đến gần hơn nữa với người tiêu dùng trong cả nước".
Chị Hoàng Hồng Nhung vừa vinh dự là một trong những gương điển hình tiên tiến được nhận bằng khen của UBND tỉnh Lạng Sơn tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ V giai đoạn 2020 – 2025.
Mộc Trà (Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/gai-tay-9x-dam-me-nong-nghiep-sach-may-mo-lam-ra-du-thu-kiem-ngon-o-tien-ty-20201103151247575.htm

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.