Buồn vui nghề tắm trẻ sơ sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghề tắm trẻ sơ sinh tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi tính chuyên môn cao và nảy sinh nhiều câu chuyện buồn vui phía sau đó.

Mỗi ngày, những điều dưỡng viên, nữ hộ sinh giúp cho những người lần đầu làm cha mẹ giảm bớt căng thẳng, bỡ ngỡ khi chăm sóc con.

11hh.jpg
Chị Hnơr (nhân viên Newborn Care Spa) tắm cho bé trong phòng kín gió, thao tác nhẹ nhàng và thư giãn. Ảnh: H.H

Lần đầu làm mẹ nên chị Dương Thị Ngọc Trâm (127/14/11 Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku) còn nhiều bỡ ngỡ, trong khi mẹ chị lại bận rộn với công việc không có thời gian hỗ trợ chăm cháu. Vì vậy, trước khi sinh, chị đã tìm kiếm dịch vụ tắm cho bé tại nhà. Dựa trên chia sẻ của người thân và tham khảo qua mạng xã hội, chị Trâm quyết định cho bé trải nghiệm dịch vụ tại Newborn Care Spa (phường Chi Lăng, TP. Pleiku).

Đều đặn 11 giờ trưa mỗi ngày, em bé nhà chị Trâm lại được chị Hnơr (SN 1996, nhân viên Newborn Care Spa) đến tắm. Chị Hnơr chia sẻ: “Mỗi ngày, mình được tiếp xúc với các em bé khoảng 90-100 phút nên hiểu được tính cách, sở thích của từng bé, từ đó điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp, mang lại cảm giác thư giãn và thích thú cho bé sau mỗi lần tắm, massage”.

Sau 1 tháng trải nghiệm dịch vụ cho cả mẹ và bé, chị Trâm hoàn toàn an tâm và tiếp tục duy trì dịch vụ suốt 4 tháng qua. “Không đơn thuần chỉ tắm cho bé, mỗi khi phát hiện con có dấu hiệu không khỏe, các cô đã kịp thời báo cho gia đình để có cách xử lý phù hợp. Nhờ vậy, lần đầu làm mẹ của mình trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều”-chị Trâm cho biết.

22-4333.jpg
Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tại nhà được nhiều bà mẹ ưa chuộng. Ảnh: H.H

Trước đây, do chưa có nhiều người làm nghề nên mức giá dịch vụ lên đến 15-22 triệu đồng cho một liệu trình chăm sóc mẹ và bé. Theo thời gian, nhu cầu tắm cho trẻ sơ sinh tăng lên, nghề này cũng trở nên phổ biến và có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

Theo đó, mức giá vì thế cũng dần ổn định trong khoảng 8-15 triệu đồng/tháng. Nhiều gia đình đã có thể sử dụng dịch vụ và tham khảo chọn thêm các dịch vụ kèm theo cho mẹ như: xoa bóp rượu gừng, nghệ hạ thổ toàn thân; massage thư giãn mặt, đầu...

Cũng làm việc tại Newborn Care Spa, chị Hnhơr (64 Âu Cơ, thị trấn Đak Đoa) chia sẻ: “Trung bình mỗi tháng, tôi cùng với đồng nghiệp đảm nhận dịch vụ chăm sóc mẹ và bé cho khoảng 12 gia đình. So với những công việc chân tay thì công việc này nhẹ nhàng hơn và giúp tôi thỏa niềm yêu thích đối với trẻ nhỏ”.

Theo chia sẻ của những người làm nghề tắm trẻ sơ sinh, công việc này cũng vấp phải một số ý kiến trái chiều cùng những tình huống “dở khóc, dở cười”. Chị Phạm Thị Hợp (hẻm 543 Trường Chinh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có 7 năm gắn bó với nghề này.

Chị tâm sự: Mỗi lần đến tắm cho các bé, chị lại gặp nhiều phản ứng khác nhau từ gia đình. Có gia đình lần đầu tiên thuê dịch vụ, cả ông bà, bố mẹ, cô chú... đứng thành vòng tròn háo hức quan sát tôi massage, vận động cho bé. Song cũng có những nhà tỏ ra lo lắng, thậm chí phản đối.

Chị Hợp cho rằng, sự e ngại này phần lớn xuất phát từ tâm lý lo lắng khi trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video tập vận động cho trẻ nhưng xảy ra sự cố đáng tiếc. Hiểu được sự lo lắng đó, chị luôn tôn trọng ý kiến của gia đình. Nếu người nhà không đồng ý, chị vẫn vui vẻ massage nhẹ nhàng và tắm cho bé, tránh các bài tập vận động.

Tuy nhiên, chị Hợp cũng thông tin thêm: Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã có bản năng học hỏi để đạt các mốc phát triển quan trọng như: lẫy, ngồi, trườn, bò, đứng, đi... Não bộ của bé được kích thích phát triển đầu tiên chính nhờ vận động. Nếu không được tập luyện đúng cách, bé có thể chậm hơn so với bạn đồng trang lứa. Đến độ tuổi nhất định, bé vẫn có thể làm được nhưng não bộ sẽ phát triển chậm hơn so với trẻ được hỗ trợ vận động đúng giai đoạn.

Hiện thu nhập trung bình của một người làm dịch vụ tắm cho trẻ sơ sinh tại Gia Lai dao động từ 10 đến 12 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập khá tốt so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng theo được nghề.

“Nhiều người mới vào nghề thấy chưa đông khách nên nản hoặc do di chuyển quá nhiều, vất vả nên bỏ cuộc. Muốn gắn bó với công việc này, trước hết phải nắm vững kiến thức về y khoa, nhi khoa và có tay nghề vững. Quan trọng hơn, đây không chỉ là công việc kiếm sống mà còn cần tấm lòng yêu trẻ, kiên nhẫn và tận tâm”-chị Hợp khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.