FLC tiếp tục bị cưỡng chế thuế hơn 91 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập đoàn FLC công bố tiếp tục nhận được quyết định cưỡng chế thuế từ Cục Thuế TP.Hà Nội do đã chậm nộp thuế.

Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) công bố ngày 23.2 đã nhận được các quyết định về việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Cục Thuế TP.Hà Nội. Tổng số tiền cưỡng chế là hơn 91 tỉ đồng do công ty này có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Trong số tiền thuế bị cưỡng chế lần này có hơn 15,2 tỉ đồng là thuế thu nhập cá nhân; 61,7 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp; 3,2 triệu đồng tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính và 14,2 tỉ đồng tiền chậm nộp thuế.

Tập đoàn FLC tiếp tục bị cưỡng chế thuế hơn 91 tỉ đồng

Tập đoàn FLC tiếp tục bị cưỡng chế thuế hơn 91 tỉ đồng

Cùng lúc Cục Thuế TP.Hà Nội đã gửi 19 quyết định đến các ngân hàng thương mại nơi FLC có tài khoản như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam...

Trước đó, vào đầu tháng 1, Cục Thuế TP.Hà Nội cũng có quyết định cưỡng chế FLC gần 90 tỉ đồng tiền thuế gồm thuế chậm nộp thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền phạt vi phạm hành chính bằng biện pháp trích tiền từ các tài khoản của FLC tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, FLC cũng có công văn giải trình sau khi nhận được công văn của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) nhắc nhở công bố thông tin và yêu cầu giải trình chậm công bố thông tin bất thường.

Theo FLC, ngày 2.1, tập đoàn đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường 2024 và nộp hồ sơ công bố thông tin kết quả cuộc họp không đủ điều kiện tiến hành theo quy định qua hệ thống CIMS. Ngày 8.1, HNX ra thông báo từ chối do yêu cầu bổ sung biên bản kiểm phiếu. Ngay sau khi nhận được thông báo từ HNX, công ty đã nộp bổ sung hồ sơ theo yêu cầu và tiếp tục bị từ chối do đề nghị doanh nghiệp đóng dấu đỏ vào biên bản kiểm phiếu. Đến ngày 9.1, FLC đã bổ sung tài liệu và hồ sơ đã được chấp thuận.

Mới đây, vào ngày 20.2, FLC đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường và được thông qua kế hoạch kinh doanh. Năm 2024, công ty vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc và định hình lại các lĩnh vực cốt lõi với ba trụ cột chính: Kinh doanh bất động sản, kinh doanh nghỉ dưỡng và M&A các dự án để tái cấu trúc các khoản vay và duy trì hoạt động kinh doanh...

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.