F0: Những trải nghiệm khó quên - Kỳ 1: Bình tĩnh để giải quyết mọi tình huống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dương tính với SARS-CoV-2 là điều không ai mong muốn, nhất là phải điều trị và cách ly trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Thế nhưng tôi đã trở thành F0, 10 ngày trong khu điều trị Covid-19 với những trải nghiệm khó quên. Tôi mong ai cũng đủ bình tĩnh, lạc quan và luôn có niềm tin để chiến thắng bệnh tật, trở về nhà một cách bình an. 
Đặc thù công việc phóng viên phải đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, chuẩn bị sẵn tâm lý nếu có nhiễm bệnh cũng bình tĩnh, nhưng khi nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2, tôi cũng có biểu hiện hoang mang. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi cho rằng nếu không may trở thành F0, mọi người cần bình tĩnh, học cách chấp nhận, tuân thủ quy trình điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh, trở về với gia đình, cuộc sống.
Chia sẻ của người trong cuộc
Chiều 13-1, vì được cơ quan phân công đưa tin Đại hội Hội Người cao tuổi tỉnh và bắt buộc phải test Covid-19 để đảm bảo an toàn, tôi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để test nhanh cùng mọi người. Kết quả test nhanh lần 1 hiện lên 2 vạch, nhân viên y tế gọi tôi vào test nhanh lần 2 thì kết quả cũng như thế. Bàng hoàng và bất ngờ là cảm giác của tôi lúc đó, bởi bản thân không xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh. Hơn nữa, tôi đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19, luôn tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Do đặc thù công việc tiếp xúc nhiều người nên trong nhà tôi luôn có sẵn que test Covid-19, thường thì 4 ngày tôi test 1 lần. Lần test gần nhất cách đó 4 ngày, tôi vẫn âm tính. Tôi nghĩ rằng, nếu cẩn thận thì sẽ không bị “dính” Covid-19 đâu. Nhưng không, tôi đã trở thành F0.
Nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn tôi về nhà và tự cách ly ở phòng riêng để tránh lây nhiễm cho người khác, thông báo với trạm y tế địa phương để chờ lấy mẫu, khẳng định kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR. Về đến nhà, dù đầu óc rối bời nhưng tôi cố giữ trấn tĩnh để sắp xếp công việc. Tôi gọi điện thoại thông báo với lãnh đạo cơ quan và những người từng tiếp xúc để họ chủ động kiểm tra sức khỏe, hạn chế tiếp xúc với người khác. Tôi cũng khai báo lịch trình tiếp xúc của mình cho trạm y tế địa phương. Chồng tôi test nhanh có kết quả âm tính nhưng con trai lại có vạch thứ 2 hơi mờ. Điều đó khiến tôi rất lo vì cháu chưa được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 do chưa đủ tuổi.
Tùy theo triệu chứng, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR vào những mốc thời điểm khác nhau, nếu âm tính sẽ được cho xuất viện. Ảnh: Thủy Bình
Tùy theo triệu chứng, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR vào những mốc thời điểm khác nhau, nếu âm tính sẽ được cho xuất viện. Ảnh: Thủy Bình
21 giờ cùng ngày, lực lượng y tế đến nhà lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR cho cả gia đình tôi. Tôi gọi điện cho một người quen làm bác sĩ và nhận được thông báo: “Em test nhanh 2 lần đều 2 vạch thì khả năng dương tính với SARS-CoV-2 trên 85%; còn cháu có vạch thứ 2 hơi mờ thì phải chờ kết quả PCR”.
Đêm đó, tôi tranh thủ thu dọn hành lý vì biết chắc rằng sẽ phải vào khu điều trị. Dẫu vậy, tôi vẫn hy vọng một phép màu sẽ đến với gia đình. Kết quả PCR của tôi là số 21-khả năng lây nhiễm cao, nhân viên y tế phường gọi điện thoại thông báo: “Em bị dương tính rồi. Em cứ chuẩn bị hành lý và sẽ có xe cứu thương đến chở em vào khu điều trị”. Điều may mắn là chồng và con trai đều có kết quả xét nghiệm âm tính.
Ngay khi có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR dương tính, tôi tiếp tục thông báo cho mọi người; nhắc nhở lưu ý sức khỏe kèm lời xin lỗi về “sự cố” này. Người thân, đồng nghiệp, bạn bè liên tục gọi điện động viên tôi cố gắng, yên tâm điều trị.
Hành trang vào viện
Vì có người bạn từng bị F0, tôi gọi điện thoại hỏi xem cần chuẩn bị những gì khi đi điều trị. Ngoài những vật dụng cá nhân, tôi chuẩn bị ấm đun nước nóng, cháo gói, tuýp vitamin C, sữa và trái cây. Tôi cũng chuẩn bị máy đo nồng độ oxy trong máu, nhiệt kế và một số loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị sạc điện thoại, vài cuốn sách, báo để đọc. Thấy tôi buồn, ông xã liền động viên: “Em cố gắng điều trị, cứ coi như là đi nghỉ ngơi mấy ngày. Cứ yên tâm nhé”. Dù cố gắng trấn an nhưng nhìn ánh mắt đượm buồn của chồng, cái vẫy tay của con trai khiến lòng tôi không khỏi trĩu nặng.
Chồng và con tôi đều là F1 nên phải cách ly tại nhà. Khác với thời điểm trước, F1 được đưa đi cách ly tập trung thì nay được tạo điều kiện cách ly tại nhà để giảm tải gánh nặng cho lực lượng y tế. Tôi dặn 2 bố con luôn đeo khẩu trang, vệ sinh mũi, họng bằng nước muối, uống nhiều nước ấm và sát khuẩn thường xuyên. Vì người thân đều ở xa, tôi đã liệt kê số điện thoại, địa chỉ của một số cửa hàng thực phẩm quen để ship đồ tới cho 2 bố con trong những ngày cách ly.
Trong thời gian điều trị Covid-19, các bệnh nhần cần vệ sinh mũi-họng, bổ sung nước và vitamin. Ảnh: Thủy Bình
Trong thời gian điều trị Covid-19, bệnh nhân cần vệ sinh mũi-họng, bổ sung nước và vitamin. Ảnh: Thủy Bình
Những người bạn từng dương tính với SARS-CoV-2 hay tin cũng gọi điện thoại cho tôi động viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nên triệu chứng của bệnh cũng ít hơn, nhiều người có triệu chứng giống như bị cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, phải thật bình tĩnh, lo lắng không giải quyết được vấn đề gì mà ngược lại khiến cơ thể thêm mệt mỏi. Cứ yên tâm điều trị, thoải mái tinh thần sẽ nhanh chóng chiến thắng được bệnh tật.
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy việc F0 được đi điều trị là điều cần thiết để chủ động chữa trị, hạn chế lây lan dịch bệnh cho nhiều người. Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, mỗi chúng ta không thể biết khi nào mình mắc bệnh và có thể không biết nguồn lây từ đâu. Vì thế, hãy luôn sẵn sàng tâm thế sống chung với dịch Covid-19 và khi trở thành F0 cũng cần bình tĩnh đối diện, không nên hoang mang thái quá.
THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.