EVN đã khôi phục hoàn toàn lưới điện truyền tải 200kV và 500kV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiếp tục khắc phục các sự cố do cơn bão số 12 (bão Damrey), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết tính đến 9 giờ ngày 5-11, Tập đoàn đã khôi phục hoàn toàn lưới điện truyền tải 200kV và 500kV.

 Cột điện trên địa bàn huyện M' Đrắk, Đắk Lắk bị gãy đổ.
Cột điện trên địa bàn huyện M' Đrắk, Đắk Lắk bị gãy đổ.


Đối với lưới điện phân phối 110kV, EVN đã khôi phục vận hành được bảy trạm trên tổng số 10 trạm biến áp 110 kV bị ảnh hưởng do bão. Đồng thời, khôi phục được 11 đường dây trên tổng số 14 đường dây 110 kV cũng bị sự cố do ảnh hưởng bão. Còn lại ba trạm và ba đường dây 110 kV đều thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Tập đoàn đang nỗ lực khắc phục xử lý.

Với lưới điện trung hạ áp, EVN cũng đã khôi phục cấp điện được 28/73 dường dây bị sự cố tại Khánh Hòa. EVN đã khôi phục cấp điện được 11/38 dường dây bị sự cố tại Phú Yên, đồng thời, khôi phục cấp điện được 43/54 dường dây bị sự cố tại Bình Định. Một số địa phương khác cũng có sự cố lưới điện do bão nhưng ở quy mô nhỏ, về cơ bản đã khôi phục cấp điện gần như hoàn toàn như Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 12, tình hình cung cấp điện tại nhiều tỉnh thuộc khu vực miền Trung đã bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Trung đã nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị tập trung tối đa nhân lực và phương tiện, trang thiết bị, phát huy tinh thần bốn tại chỗ để khắc phục, xử lý lưới điện bị sự cố do ảnh hưởng bão với mục tiêu cấp điện trở lại nhanh nhất cho nhân dân các vùng bị ảnh hưởng. Theo đó, ưu tiên cấp điện trước đối với các phụ tải như cấp nước sạch, các bệnh viện-trung tâm y tế, thông tin liên lạc và bơm chống úng.

Cho đến sáng 5-11, mặc dù lưu lượng nước về các hồ đã giảm nhanh nhưng các Nhà máy thủy điện thuộc Tập đoàn vẫn theo dõi sát và tuân thủ chỉ đạo điều hành của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh.

Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng 4/11, bão số 12 đi vào đất liền các tỉnh Phú Yên-Khánh Hòa với sức gió giật mạnh cấp 11-13. Do ảnh hưởng của bão, ở An Nhơn (Bình Định) có gió giật cấp 11, Tuy Hòa (Phú Yên) giật cấp 11, Tp. Nha Trang (Khánh Hòa) giật cấp 12-13. Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận đã có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200 mm. Trong đó, ba tỉnh bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nhất là Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định. Cơn bão đã khiến lưới điện 220kV có năm đường dây 220kV thuộc khu vực Khánh Hòa, Phú Yên bị sự cố.

Với lưới điện phân phối, lưới điện 110kV có 14 đường dây 110kV khu vực Bình Định đến Khánh Hòa bị sự cố; Có 10 trạm biến áp 110kV thuộc Phú Yên và Khánh Hòa bị sự cố.

Đối với lưới điện trung hạ áp, EVN cho biết đến 10 giờ cùng ngày, lưới điện khu vực tâm bão đổ bộ, thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định bị ảnh hưởng nặng nề; trong đó, khu vực Khánh Hòa bị mất điện toàn bộ tỉnh, trừ thành phố Cam Ranh; Khu vực Phú Yên bị mất điện toàn tỉnh. Trong khu vực Bình Định bị mất điện khu vực hai huyện Phú Tài, Phú Cát, còn lại các khu vực khác bị ảnh hưởng không đáng kể.

Để ứng phó cơn bão, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có công điện thượng khẩn nhằm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Theo yêu cầu của các Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, các hồ chứa thủy điện thuộc EVN trong khu vực đã thực hiện hạ thấp mực nước hồ để tạo thêm dung tích đón lũ, gồm các thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh (Phú Yên), Sông Bung 4 (Quảng Nam), Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 (Lâm Đồng).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thực hiện huy động tối đa công suất của các nhà máy thủy điện trong khu vực bị ảnh hưởng để góp phần hạ thấp mức nước, tạo dung tích đón lũ.

Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null