EURO 2020: Lối chơi nào thắng thế tại vòng 1/8?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau vòng bảng EURO 2020, có thể nhận thấy đã có những sự thay đổi, sự tiến bộ về cách vận hành và lối chơi của các đội.
 
Tuyển Hà Lan (trái) chơi với sơ đồ 3-4-1-2 tổng lực mang đến nhiều nét tươi mới trong phong cách tấn công. ẢNH: AFP
Tuyển Hà Lan (trái) chơi với sơ đồ 3-4-1-2 tổng lực mang đến nhiều nét tươi mới trong phong cách tấn công. ẢNH: AFP
Xu hướng tấn công biên với sơ đồ 3 trung vệ
Tại EURO 2020, có tới 14/24 đội ở vòng bảng và 9/16 đội vào vòng sau chơi với sơ đồ 3 trung vệ. Đó thường là 3-5-2 thiên về phòng ngự giống như Hungary, 3-4-1-2 tấn công tổng lực của Hà Lan hay 3-4-3 siêu tấn công biên của đội tuyển Đức.
Truyền hình Báo Thanh Niên bình luận trực tiếp 2 trận đấu
vòng 1/8 tối nay giữa Hà Lan - CH Czech và Bỉ - Bồ Đào Nha. Chương trình bắt đầu từ 21 giờ 30 với sự tham gia của HLV, cựu danh thủ Lưu Ngọc Hùng; HLV, cựu tuyển thủ Nguyễn Tuấn Phong; nhà báo Quang Tuyến; biên tập viên Trần Tuấn Anh. Chương trình sẽ phát trên thanhnien.vn, fanpage và YouTube thể thao 360 do Báo Thanh Niên quản lý nội dung.     
T.K
Trong đó ấn tượng nhất là sơ đồ 3-4-3 và biến thể 3-2-5 với sức mạnh tấn công vượt trội của HLV Joachim Loew. Tất cả ưu điểm của sơ đồ này đã được thể hiện trong trận đấu với Bồ Đào Nha khi cả 4 bàn thắng mà tuyển Đức ghi được đều đến từ 2 biên hoặc nách trung lộ. Và 2 cầu thủ chơi hay nhất của Đức trong trận đấu đó chính là 2 cầu thủ chạy cánh: J.Kimmich với một căng ngang khiến Guerreiro đá phản lưới nhà, một kiến tạo. Bên cánh đối diện Gosens còn xuất sắc hơn thế: 1 căng ngang khiến Dias đá phản lưới nhà, 1 kiến tạo cho K.Havert và tự mình ghi 1 bàn. Một thế trận tấn công vượt trội khi tuyển Đức dùng tới 5 cầu thủ tấn công chất lượng và được hỗ trợ bởi 2 tiền vệ trung tâm hàng đầu thế giới T.Kroos - Gundogan và khả năng phát động tấn công tuyệt vời của các trung vệ như Hummels - Ginter - Rudiger.
Một đội bóng chơi 3-4-3 khác cũng đã để lại những ấn tượng tốt là tuyển Bỉ. Nhưng khác với tuyển Đức, HLV Martinez lại may mắn sở hữu một tiền đạo mục tiêu khá chất lượng là R.Lukaku, người cũng đã có 3 bàn thắng cho đến lúc này. Lối chơi của “Quỷ đỏ” dựa trên khả năng kiểm soát bóng và những đường chuyền chết người của Kevin De Bruyne; kỹ thuật cá nhân điêu luyện và khả năng tạo đột biến của E.Hazard và sự càn lướt, khả năng tì đè làm tường hiệu quả của Lukaku. Bỉ đang chơi tốt dần lên, nhưng họ phụ thuộc quá nhiều vào phong độ của nhạc trưởng Bruyne. Nếu vì một lý do nào đó Bruyne vắng mặt hoặc có mặt nhưng bị vô hiệu hóa giống như Kante đã từng bỏ túi Bruyne trong trận chung kết Champions League cách đây chưa đầy 1 tháng thì tuyển Bỉ sẽ rất dễ rơi vào tình cảnh bạc nhược như hiệp 1 trận gặp Đan Mạch.
Sơ đồ 3-4-1-2 tổng lực của Hà Lan cũng mang đến nhiều nét tươi mới trong phong cách tấn công. Khác với tuyển Đức, Hà Lan chơi đa dạng hơn: Không chỉ là cánh phải với sự góp mặt của D.Dumfries trực tiếp ghi 2 bàn thắng và góp công ở 3 bàn khác mà còn là những tình huống tấn công trung lộ nhanh, ít chạm và có nhịp điệu tốt. Ở đó có khả năng cầm nhịp, điều tiết và chuyền bóng của De Jong, sự nhanh nhẹn đột biến của Depay, kỹ thuật cá nhân khéo léo của Malaen và khả năng chọn vị trí dứt điểm của Wijnaldum. Hà Lan là đội bóng có hàng công tốt nhất khi ghi được tới 8 bàn thắng nhưng điểm yếu của đội bóng này là sự mất cân bằng và một hàng thủ khá mong manh khi thiếu vắng Van Dijk. Hai bàn thua dễ trong trận gặp Ukraine là vấn đề khiến HLV Frank De Boer đau đầu.
Ứng cử viên tiềm tàng lại chơi với sơ đồ 4 hậu vệ
Tiêu biểu là sơ đồ quen thuộc 4-2-3-1 của tuyển Pháp (ĐKVĐ World Cup 2018). Cũng vẫn là bộ khung ấy, nhưng năm nay HLV Deschamps còn được bổ sung thêm siêu tiền đạo K.Benzema. Người 3 năm qua đã tỏa sáng rực rỡ ở Real Madrid thời kỳ hậu Ronaldo. Sự góp mặt của Benzema sau 6 năm vắng mặt đã giúp hàng công của Pháp chơi đa dạng và biến hóa hơn. Có thể tấn công theo chiều sâu để tận dụng tốc độ của Mbappe và khả năng di chuyển khôn ngoan của Benzema (bàn nâng tỷ số 2-1 trận gặp Bồ Đào Nha). Có thể tấn công biên để tận dụng khả năng cắt mặt, nhập thành, dứt điểm của các tiền đạo hay những tình huống dàn xếp phối hợp để các tiền vệ sút xa. So với cách đây 3 năm, Pháp chơi tốc độ hơn, đa dạng, đẹp mắt và quyến rũ hơn. Pogba khi về chơi cùng Kante như trở thành cầu thủ khác: tự tin, sáng tạo, thăng hoa với những đường chuyền tinh tế và chính xác ở nhiều cự ly, nhiều góc độ. Điểm trừ duy nhất của thầy trò HLV Deschamps so với 3 năm trước là những sai lầm cá nhân và sự mất tập trung nơi hàng thủ. Điều đã khiến H.Lloris phải vào lưới nhặt bóng 3 lần sau 3 trận.
Ngoài ra, sơ đồ 4-3-3 cũng được rất nhiều đội bóng mạnh ưa thích sử dụng: chẳng hạn ĐKVĐ EURO Bồ Đào Nha; đội Tây Ban Nha và “Cơn lốc thiên thanh” của HLV Mancini. Đó đều là những đội bóng có một nhân tố quan trọng ở hàng tiền vệ: Busquets của Tây Ban Nha, Jorginho của Ý và Renato Sanchez của Bồ Đào Nha. Tuy đặc điểm lối chơi của từng người khác nhau nhưng rõ ràng tầm quan trọng của họ với tuyến giữa và với lối chơi của toàn đội là khá tương đồng.
Jorginho là nhạc trưởng của tuyển Ý, người khơi nguồn cho những tình huống tấn công hiệu quả và cũng là thủ lĩnh tinh thần, người chỉ huy ra tín hiệu cho những tình huống pressing vô cùng hiệu quả của đội bóng thiên thanh. Trong khi đó Busquets vẫn là trạm trung chuyển và điều tiết hiệu quả ở khu vực giữa sân, người thường xuyên có những pha thoát pressing ngoạn mục và những đường chuyền chuyển hướng danh bất hư truyền. Còn màn trình diễn ấn tượng đến bất ngờ của Renato Sanchez trong trận Bồ Đào Nha - Pháp đã được giới mộ điệu ví von là “Quái thú đã trở lại”.
Tóm lại, chiến thuật là thiên biến vạn hóa và người thành công thường là người chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, người kiên trì sử dụng và phát huy tối đa năng lực của những quân bài mình có trong tay. Didier Deschamps và Fernando Santos là 2 nhà cầm quân đã thành công với những tiêu chí như vậy ở 2 giải đấu gần nhất. Lần này, vinh quang sẽ thuộc về 1 trong 2 hay là một nhân tố hoàn toàn mới? Chúng ta hãy cùng chờ đợi.
Theo Đặng Phương Nam (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bản lĩnh của "Tam sư"

Bản lĩnh của "Tam sư"

(GLO)- Bị dẫn bàn và đứng trước nhiều áp lực, rốt cuộc, đội tuyển Anh cũng đã chứng tỏ được bản lĩnh thật sự của mình để ghi tên vào trận chung kết. Trong khi đó, Đan Mạch đã phải dừng bước đầy tiếc nuối trong một trận cầu họ đã chơi sòng phẳng ngay trên sân khách.
Dấu ấn chiến thuật của Roberto Mancini

Dấu ấn chiến thuật của Roberto Mancini

(GLO)- Sau màn so tài cân não của các vị chiến lược gia, Italia đã giành tấm vé đầu tiên để vào chơi trận chung kết. Đó là chiến quả xứng đáng mang đậm dấu ấn chiến thuật cùng sự tỏa sáng của những ngôi sao.
Tứ kết Euro 2020: Cảm xúc trái chiều

Tứ kết Euro 2020: Cảm xúc trái chiều

(GLO)- Vòng tứ kết Euro 2020 đã khép lại với nhiều cảm xúc trái chiều. Trong khi một số đội được hưởng “quả ngọt“ từ sức trẻ thì cũng có đội sở hữu dàn cầu thủ đang vào độ chín tài năng nhưng vẫn phải ngậm ngùi nuối tiếc.
Tứ kết Euro 2020: Chờ những cuộc thư hùng

Tứ kết Euro 2020: Chờ những cuộc thư hùng

(GLO)- Sau hàng loạt “cơn địa chấn“ ở vòng 1/8, Euro 2020 hứa hẹn tiếp tục mang đến cho người hâm mộ những trận đấu đầy cảm xúc. Liệu những “gã khổng lồ“ có chứng minh được bản lĩnh để nuôi tham vọng hay các đội bóng cửa dưới sẽ nối dài câu chuyện cổ tích của mình.
Một kỳ EURO lạ thường

Một kỳ EURO lạ thường

Khi Unai Simon đỡ bóng hời hợt để Croatia mở tỉ số trong trận đấu ở vòng 1/8 với Tây Ban Nha, EURO 2020 đã xác lập kỷ lục số phản lưới nhà nhiều nhất trong lịch sử, bằng các kỳ EURO trong 40 năm trước đó cộng lại (từ 1976 - 2016).
EURO 2020: Đừng xem thường đội tuyển Anh

EURO 2020: Đừng xem thường đội tuyển Anh

“Đừng xem thường người Ý, đừng để ý người Anh“ là câu cửa miệng của nhiều CĐV ở các giải lớn, nhưng tại EURO 2020, đội tuyển Anh của HLV Gareth Southgate không còn là “hổ giấy“ như quá khứ.
Soi kèo trận Hà Lan – CH Czech

Soi kèo trận Hà Lan – CH Czech

Hà Lan đang cho thấy phong độ cao ở VCK Euro giới soi kèo phân tích CH Czech là đối thủ không dễ bị bắt nạt, nhất là lịch sử nghiêng về đội bóng biệt danh “pha lê“