EU và Moderna "bắt tay": Tháng 9 sẽ có vắc-xin kháng Omicron?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khi Liên minh châu Âu (EU) và Moderna đạt được thỏa thuận nhằm đảm bảo lô hàng vắc-xin sắp tới sẽ có 15 triệu liều chuyên kháng Omicron, một nhóm nghiên cứu khác đang phát triển thuốc xịt mũi có thể diệt được SARS-CoV-2 trong phổi.

Theo Medical Xpress, hôm 9-8 EU cho biết họ đã đạt được thỏa thuận với hãng Moderna để trì hoãn việc cung cấp vắc-xin Covid-19 nhằm tăng khả năng nhận được các liều vắc-xin thế hệ mới chuyên kháng Omicron.

Các liều ban đầu của lô hàng vắc-xin Covid-19 đã được thỏa thuận trước đó, dự kiến giao vào mùa hè này, giờ sẽ được giao chậm hơn vào tháng 9 và trong giai đoạn thu đông năm 2022. Một phần của thỏa thuận ghi rõ rằng việc này đảm bảo bổ sung 15 triệu liều vắc-xin tăng cường có chứa chất kháng Omicron.

 

Vắc-xin Covid-19 thế hệ mới của Moderna sẽ chuyên kháng Omicron - Ảnh: REUTERS
Vắc-xin Covid-19 thế hệ mới của Moderna sẽ chuyên kháng Omicron - Ảnh: REUTERS


Động thái mới của EU gián tiếp tiết lộ một tiến trình mà rất nhiều người mong đợi: Việc nhiều hãng dược "chạy đua" để tạo ra vắc-xin chuyên nhắm vào Omicron, trong bối cảnh vắc-xin "truyền thống" tuy vẫn giữ được tác dụng chống bệnh nặng nhưng đã giảm khả năng chống lây nhiễm khi đối diện với các biến chủng phụ thoát miễn dịch ngày càng mạnh của Omicron.

Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) từ tháng 6 đã bắt đầu kiểm tra một thế hệ vắc-xin mRNA mới đang được Moderna thử nghiệm, được thiết kế để chống lại SARS-CoV-2 từ chủng tổ tiên đến các biến chủng phụ mới của Omicron. Việc sử dụng loại vắc-xin này ở châu Âu sẽ tùy thuộc vào phán quyết của EMA.

Trước đó, Moderna, cũng như một số hãng vắc-xin khác như Pfizer, Novavax... đều bày tỏ hy vọng sẽ cho ra đời vắc-xin kháng Omicron vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu.


Hít thuốc, phổi sạch SARS-CoV-2

Nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Berkeley - Mỹ vừa tạo ra một phương pháp điều trị Covid-19 mới, cực kỳ dễ sử dụng: Một dạng chai xịt mũi đơn giản như thuốc hít trị viêm mũi dị ứng, nhưng có thể giải quyết được cả virus tấn công vào phổi.

Trong bài công bố trực tuyến trên Nature Communications, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng những đoạn DNA tổng hợp ngắn mà họ tạo ra và đưa vào thuốc có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn virus sao chép trong tế bào người.

Phương pháp mới, ASO, như một cách "hack" bộ máy di truyền của virus, khiến chúng khó lòng nhân lên bên trong lá phổi người bệnh, từ đó ngăn chặn được Covid-19 nặng. Ngoài ra, một cách dùng đơn giản sẽ phù hợp với dự tính của nhân loại là sống chung với căn bệnh này và khiến nó trở thành một căn bệnh hô hấp thông thường.

ASO đã đạt được thành công trong bước thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm động vật (trên chuột đồng), đang tiến tới các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân Covid-19 thực sự.


Theo Thu Anh (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.