Đưa thi ca và âm nhạc Việt Nam xuất ngoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau những dự án về dịch thuật nhằm quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới, đầu năm 2019, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai vừa giới thiệu chương trình thơ - nhạc mang tên Lanterns hanging on the Wind (Những chiếc lồng đèn treo vào ngọn gió), tiếp tục đưa những tác phẩm của thi đàn Việt ra công chúng nước ngoài. 

Chương trình Những chiếc lồng đèn treo vào ngọn gió gồm 2 phần, mỗi phần dài 1 giờ, đã được phát sóng trên kênh WRAS của Trường Đại học công lập Georgia State University vào sáng 11-2 (giờ Việt Nam).

18 nhà thơ Việt Nam tham gia chương trình gồm (xếp theo thứ tự phát sóng trong chương trình): Tuyết Nga, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều, Bùi Hoàng Tám, Trần Quang Quý, Giang Nam, Ngô Tự Lập, Nguyễn Bảo Chân, Ly Hoàng Ly, Lê Huy Mậu, Mai Văn Phấn, Hoàng Việt Hằng, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Việt, Lê Anh Hoài, Đặng Nguyệt Anh, Vi Thùy Linh.

18 tác phẩm thơ là những câu chuyện về tình yêu quê hương đất nước, đôi lứa và tình yêu tiếng Việt. Chúng còn là câu chuyện về những nỗi mất mát khi băng qua chiến tranh, những nỗi đau trước thân phận con người và bi kịch xã hội.

Đó là những câu chuyện về quá khứ, hiện tại và cả tương lai, nơi thi ca không đứng bên ngoài mà dự phần vào cuộc sống, để từ đó cất lên tiếng nói, lan tỏa yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông.

Đây là lần đầu tiên một chương trình radio thơ của quốc tế phát sóng giọng đọc của nhiều tác giả Việt Nam song song với bản dịch tiếng Anh của các tác phẩm.

Một số nhà thơ có tác phẩm tham gia trong chương trình Những chiếc lồng đèn treo vào ngọn gió

Một số nhà thơ có tác phẩm tham gia trong chương trình Những chiếc lồng đèn treo vào ngọn gió

Tất cả tác giả tham gia chương trình đã ghi âm giọng đọc của mình, trong đó có nhà thơ Giang Nam - người đã đọc bài thơ Quê hương khi ông 88 tuổi và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đọc bài thơ Tin thì tin không tin thì thôi trước khi ông qua đời vì căn bệnh ung thư.

Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ và Thuyền và biển được thể hiện qua giọng đọc ấm áp, đầy cảm xúc của em gái nhà thơ Lưu Quang Vũ (nhà phê bình văn học, tiến sĩ Lưu Khánh Thơ). 

Bản dịch tiếng Anh của các bài thơ được thể hiện qua giọng đọc của nữ thi sĩ Jennifer Fossenbell, người đã có nhiều bài thơ về Việt Nam, trong đó có bài In Hanoi, Again (Lại được ở trong lòng Hà Nội) - bài thơ nhận được tặng thưởng cuộc thi “Thơ về Hà Nội 2008 - 2010” do Báo Văn Nghệ và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức.

Chương trình cũng được phát sóng cùng với các bài hát được phổ nhạc của các tác phẩm thơ (Thuyền và biển: thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu, Thu Minh trình bày; Tiếng Việt: thơ Lưu Quang Vũ, nhạc Nguyễn Lê Tâm, Tân Nhàn trình bày; Khúc hát sông quê: thơ Lê Huy Mậu, nhạc Nguyễn Trọng Tạo, Anh Thơ trình bày). 

Bên cạnh đó, để giới thiệu vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, ngoài những bài thơ, chương trình Những chiếc lồng đèn treo vào ngọn gió còn giới thiệu tới thính giả quốc tế các tác phẩm dân ca 3 miền Bắc - Trung - Nam, qua âm thanh trầm bổng và du dương của các loại nhạc cụ truyền thống của Việt Nam như đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt… và phần trình diễn của các nghệ sĩ tên tuổi như Hoàng Anh Tú, Hồng Lê, Nguyễn Thế Dân, Đoàn Minh Tuấn, Thu Hà, Ngọc Hoàn…

Chương trình cũng bao gồm các tác phẩm ca Huế của nhà thơ Võ Quê qua giọng hát của nghệ sĩ Dạ Lê và Kim Liên. 

Theo chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, chị mất hơn 2 năm để lựa chọn các tác phẩm và liên lệ với các tác giả, các nhạc sĩ, ca sĩ và nghệ sĩ để xin phép. Chị cũng miệt mài làm việc cùng nhà thơ Jennifer Fossenbell trong suốt hơn 2 năm qua để chuyển ngữ nhiều bài thơ được phát sóng trong chương trình và kết nối với các dịch giả khác. 

Nguyễn Phan Quế Mai chia sẻ: “Dự án có khối lượng công việc khổng lồ, trong khi tôi không được trả thù lao. Tôi quyết định không xin bất cứ một sự tài trợ nào, của bất cứ ai. Vì thế, tôi tranh thủ thực hiện khi nào thời gian cho phép. Ở Mỹ, vấn đề bản quyền rất được coi trọng nên tôi liên hệ với từng tác giả của mỗi bài thơ, mỗi bài hát để xin phép. Với các tác giả đã mất (như nhà thơ Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu), tôi liên lạc với đại diện gia đình. Rồi gia đình các nhạc sĩ lại vui vẻ giúp tôi liên hệ với các ca sĩ. Thật may mắn khi tôi có được sự ủng hộ của các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng. Tất cả các nhà thơ, dịch giả, nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ tham gia chương trình đều nhất trí không thu phí bản quyền hoặc nhận thù lao, nhằm quảng bá thi ca, âm nhạc và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế”. 

Nhà thơ Paul Christiansen - một trong những thính giả đầu tiên của chương trình cho biết: Những chiếc đèn lồng treo vào ngọn gió là một sự giới thiệu tuyệt vời và tinh tế về thi ca Việt Nam cho thính giả quốc tế. Nghe những bài thơ đọc bằng tiếng Việt, thường bởi chính các tác giả, trước khi nghe các bản dịch là điều cần thiết để hiểu được nhịp điệu và kết cấu phong phú của tiếng Việt. Các bản dịch tuyệt đẹp qua giọng đọc truyền cảm của Jennifer Fossenbell giúp tôi kết nối một cách sâu sắc với các nhà thơ và đất nước Việt Nam. Những bài hát phổ thơ, những bài dân ca được phát sóng đan xem giữa những bài thơ đem lại cho tôi rất nhiều cảm xúc và giúp tôi trân trọng hơn vẻ đẹp của các bài thơ.

 

Dự án Những chiếc lồng đèn treo vào ngọn gió do chương trình Melodically Challenged thuộc Trường Đại học công lập Georgia State University (tiểu bang Atlanta, Mỹ) sản xuất cùng với nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Sau kênh WRAS, chương trình tiếp tục được phát sóng trên các đài phát thanh như SUNY Adirondack, Wolf Radio, Radio Free Charlotte, SUNY Potsdam radio (New York), Georgia Southern’s Radio, KNSU, cùng nhiều đài phát thanh của các trường đại học như Trường Đại học công lập Savannah State University, Đại học công lập Fort Hays State University, Đại học công lập Nichols State University và Đài phát thanh Bulls Radio của Đại học South Florida... Chương trình cũng sẽ được tải lên trang web Public Radio Exchange để thính giả khắp nơi trên thế giới có thể lắng nghe. Nhiều đài phát thanh của Mỹ và quốc tế cũng có thể tải chương trình miễn phí để phát sóng.

Theo HỒ SƠN (SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null