Đưa rối nước lên cao nguyên Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Lần đầu tiên, rối nước-một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ được mang đến cao nguyên Gia Lai, trong đó có các trường học. Sự mới mẻ, hấp dẫn của loại hình này đã thu hút các em học sinh.
Chiều 4-1, không khí tại Trường THCS Phan Chu Trinh (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) rộn ràng hẳn lên trước thông tin sẽ có đoàn múa rối đến biểu diễn. Một thủy đình tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam được dựng lên giữa sân trường, phía sau có phông che, cờ quạt, bao quanh là hồ nước nhỏ làm sân khấu. Các nhân vật rối nhiều màu sắc xếp ngay ngắn xung quanh thu hút nhiều em nhỏ tập trung ngắm nghía với vẻ thích thú, tò mò.
Trò chuyện cùng P.V trước buổi diễn, đạo diễn Nguyễn Phi Tuấn-Giám đốc Nhà hát Múa rối cố đô Huế (TP. Huế) cho hay: Múa rối nước là biểu tượng, là đặc phẩm văn hóa Việt Nam, rất được khách quốc tế yêu thích. Nhưng điều khiến anh trăn trở là tại sao bạn bè quốc tế rất dễ dàng tiếp cận với loại hình nghệ thuật sân khấu này mà con em mình lại không, nhất là ở các tỉnh lẻ.
“Đây là bộ môn nghệ thuật truyền thống ra đời từ nền văn minh lúa nước, rất cần được bảo tồn. Nhưng nếu thế hệ trẻ không có khái niệm gì về rối nước thì rất khó làm được điều này”-đạo diễn Nguyễn Phi Tuấn chia sẻ.
Một tiết mục rối nước thu hút đông đảo các em học sinh Trường THCS Phan Chu Trinh (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa). Ảnh: Phương Duyên
Một tiết mục rối nước thu hút đông đảo học sinh Trường THCS Phan Chu Trinh (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) theo dõi. Ảnh: Phương Duyên
Vì vậy, ý tưởng làm 1 sân khấu lưu động để đưa rối nước đến được mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi đã được đoàn triển khai khoảng 6-7 năm nay. Chỉ với 5 thành viên cùng hành trang, đạo cụ gọn nhẹ, đoàn đã đến được khoảng 20 tỉnh, thành trên cả nước cùng rất nhiều trường học. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nghệ thuật múa rối nước đến với Gia Lai.
Thầy Đoàn Trọng Dũng-Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh:“Bảo tồn các giá trị văn hóa Việt Nam là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục hiện nay. Vì vậy, nhà trường rất hoan nghênh phần biểu diễn của đoàn nghệ thuật Nhà hát Múa rối cố đô Huế, giúp các em hiểu thêm về văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Vừa hết giờ học, hơn 300 học sinh Trường THCS Phan Chu Trinh đã nhanh chóng  tập trung xuống sân trường xem múa rối. Mở đầu là 2 tiết mục rối cạn với phần múa đẹp mắt của các chú rối trên nền nhạc dân gian và vũ điệu La tinh, khiến hàng trăm học sinh không khỏi trầm trồ tán thưởng. Tiếp đến là phần biểu diễn rối nước với lời dẫn chuyện của chú Tễu-nhân vật tiêu biểu của rối nước gắn với đặc trưng làng xã Việt Nam. Các tiết mục biểu diễn lân-rồng-phụng cùng màn phun pháo hoa, kịch mục thầy trò Đường Tăng chiến đấu với yêu quái trên đường đi thỉnh kinh… liên tục nhận được những tràng pháo tay giòn giã.

Đến xem cả 2 suất diễn tại trường, em Trần Thị Thúy An (lớp 6A) phấn khích: “Trước đây, em chỉ được xem múa rối nước trên ti vi. Em rất thích thú vì chương trình mang đậm chất nghệ thuật cổ truyền”. Còn em Nguyễn Quang Trường (lớp 6C) hào hứng: “Đây là lần đầu tiên em được xem múa rối. Em thích tiết mục rối cạn với vũ điệu La tinh”.  

Một trong những tiết mục rối nước khiến các em học sinh trầm trồ thích thú
Một tiết mục rối nước khiến các em học sinh trầm trồ thích thú. Ảnh: Phương Duyên
Đạo diễn Nguyễn Phi Tuấn cho biết thêm, trong ngày 4-1, đoàn diễn 1 suất ở Trường Mầm non thị trấn Đak Đoa, 2 suất ở Trường THCS Phan Chu Trinh. Mỗi suất diễn có khoảng 7-8 tiết mục, không chỉ giải trí mà còn nhằm lồng ghép nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao. Trước đó, chương trình của đoàn cũng đã làm mãn nhãn học sinh Trường Tiểu học Nam Yang và khán giả đến tham quan, vui chơi tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) trong dịp Tết Dương lịch 2021.
Theo đạo diễn Nguyễn Phi Tuấn, được Sở Giáo dục và Đào tạo giới thiệu, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp phép, tới đây, đoàn sẽ tiếp tục phục vụ ở nhiều trường học khác trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần quảng bá và bảo tồn nghệ thuật rối nước Việt Nam.
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.