Du lịch Việt Nam dọn mình, chờ thời điểm vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dịch bệnh COVID-19 lan tràn, kéo dài trên toàn thế giới để lại hậu quả vô cùng khó khăn cho ngành du lịch thế giới; Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh cái mất, thì đây cũng là cơ hội để du lịch Việt Nam dọn mình, tự làm mới, trở nên hoàn hảo hơn khi thế giới đẩy lùi được tai họa đại dịch. Và đó là thời điểm để du lịch Việt Nam trở lại vàng son!

Hội An vẫn là điểm đến thu hút không cưỡng nổi đối với du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Trung Hiếu
Hội An vẫn là điểm đến thu hút không cưỡng nổi đối với du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Trung Hiếu
Tìm cơ trong nguy
Đến khoảng cuối năm 2020, TP Hồ Chí Minh là địa phương ước tính có 90% doanh nghiệp (DN) lữ hành gần như tê liệt hoạt động; Miền Trung thì có Đà Nẵng, Quảng Nam, cơ sở lưu trú chìm sâu trong hoang lặng, sau khi trở thành tâm dịch, trong đợt tái nhiễm đại dịch tháng 5, 6 của năm qua. Điều dễ nhận thấy trước mắt, tại Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) là hàng loạt dịch vụ lưu trú, nhà hàng phục vụ nhóm khách du lịch đang treo bản chuyển nhượng quyền thuê và bán đứt bất động sản ngày càng nhiều.
Khách sạn, căn hộ, biệt thự rao bán, thiệt hại doanh thu cả nghìn tỉ đồng; hàng chục nghìn lao động ngành du lịch phải tạm ngừng việc, nghỉ việc... Những con số liệt kê phác họa chung gam màu xám của du lịch, không chỉ riêng Đà Nẵng, Quảng Nam mà hầu như chung trên toàn quốc. Và hy vọng chỉ còn chờ đến mùa hè năm Tân Sửu đối với khối khách nội địa. Doanh nghiệp, nhân sự du lịch tiếp tục nửa năm nữa phải “gồng mình” chịu đựng chờ tới mùa hè. Thống kê sơ bộ của ngành Du lịch cho biết, tới cuối năm 2020, có 137 DN lữ hành quốc tế xin trả hoặc thu hồi giấy phép, tăng gần ba lần so với cùng kỳ.
Trước mắt, thị trường nội địa đang là hy vọng của các DN du lịch trong nước. Bằng chứng, tháng 5.2020, sau chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động, các DN đã nhanh chóng tổ chức nhiều chương trình kích cầu, mang lại hiệu quả cao. Ví dụ Sở Du lịch Hà Nội cho biết trong tháng 7.2020, lượng khách đến thủ đô đạt gần 1,2 triệu lượt, tăng 51,2% so với tháng 6; tại Đà Nẵng, trong một tháng triển khai chương trình với slogan “Danang Thank You”, tổng lượng du khách đến thành phố trong tháng 6 ước đạt hơn 454.000 người, tăng 85% với tháng trước đó. Điều này cho thấy khối du lịch nội địa tỏ ra thu hút và mang lại sinh khí vốn ảm đạm của ngành Du lịch hiện nay.
Trả lời phỏng vấn báo chí, một giám đốc doanh nghiệp đưa ra giải pháp: “Rà soát để tinh giản bộ máy, giúp hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm các loại chi phí để tiếp tục cầm cự. Thứ nữa, huy động thêm nguồn lực từ các thành viên, kể cả đề nghị nhà nước cho giãn nợ và cho vay thêm. Ngoài ra đề nghị, nhà nước hỗ trợ giảm thuế, hoặc chi thêm cho DN để trả lương cho nhân viên”.
Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng - cho biết, với diễn tiến chống dịch thành công, từ tháng 10 đến cuối năm 2020, ngành Du lịch khai thác khách hai đầu Hà Nội, TPHCM, và đón được du khách quay trở lại, đặc biệt là những ngày lễ Tết...
Dọn mình, chờ cơ hội
Thị trường đóng băng, ngủ đông, nhưng ngành Du lịch vẫn thức và chộn rộn với các hoạt động sắp sẵn đón chờ du khách trở lại trong tư thế mới. Ngành Du lịch cả nước vẫn hối hả tổ chức các hội thảo, phối hợp với khối lữ hành, mở nhiều chương trình hấp dẫn, nhằm tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ cho ngành lưu trú đối diện có nguy cơ chìm sâu. Chính phủ cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này, hàng loạt hội nghị trực tuyến có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Hầu hết doanh nghiệp du lịch đều cho rằng, chưa bao giờ, ngành họ gặp phải khó khăn như thời điểm này. Và ngoài sự cố gắng của bản thân ngành du lịch, rất cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành để du lịch thực hiện được các mục tiêu đề ra. Hàng không Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn đường bay nội địa. Đây là thuận lợi lớn nhất cho ngành Du lịch vì 85% du khách di chuyển bằng đường hàng không, Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị chủ động giới thiệu, thu hút đón lại du khách...
Đại diện ngành Du lịch đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sau khi kết thúc dịch COVID-19. Nghiên cứu miễn phí cấp thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam… đồng thời chỉ đạo các hãng hàng không Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp du lịch nghiên cứu tăng tần suất, mở thêm đường bay đến các thị trường quốc tế tiềm năng cũng như tích cực tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa, quốc tế với các địa phương và doanh nghiệp sau khi hết dịch…
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.000km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp, cùng hơn 8 di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới được UNESSCO xếp loại và hàng chục nghìn di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia. Đó là thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có. Do vậy ngành Du lịch có quyền hy vọng một tương lai vàng son trở lại, khi đại dịch COVID lùi xa. Vấn đề còn lại là thời gian và sự tiếp sức ở cấp vĩ mô để doanh nghiệp du lịch trường sức chịu đựng đến ngày những du khách đầu tiên trở lại.
NGUYỄN TRUNG HIẾU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.