Du lịch châu Á-Thái Bình Dương có thể là ngành duy nhất phục hồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo WTTC, với doanh thu du lịch đóng góp vào nền kinh tế dự báo tăng 71% trong năm nay, du lịch ở châu Á-Thái Bình Dương có thể là ngành duy nhất trên thế giới phục hồi vào năm 2023.
 
Khách du lịch tại Bali, Indonesia. Nguồn: AFP/TTXVN
Khách du lịch tại Bali, Indonesia. Nguồn: AFP/TTXVN
Báo cáo thường niên của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) cho thấy, ngành du lịch ở châu Á-Thái Bình Dương có thể là ngành duy nhất trên thế giới phục hồi vào năm 2023.
Báo cáo "Tác động kinh tế du lịch và lữ hành" năm 2022 của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới có trụ sở tại London cho thấy, so với mức trước đại dịch, doanh thu của ngành du lịch năm 2020 ở châu Á-Thái Bình Dương giảm mạnh (59%) hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Các nỗ lực phục hồi trong khu vực đã bị “vô hiệu hóa” vào năm 2021, khi hầu hết các quốc gia tại đây vẫn duy trì các hạn chế biên giới nghiêm ngặt. Đóng góp của doanh thu du lịch vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực tăng khoảng 16%, thấp hơn mức tương ứng 28% ở châu Âu và 23% ở Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, báo cáo cho thấy châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ thu hẹp khoảng cách đó trong năm nay, với doanh thu du lịch đóng góp vào nền kinh tế dự báo tăng 71%.
Hoạt động du lịch ở châu Á-Thái Bình Dương tăng vọt trong năm nay, giữa bối cảnh các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 được nới lỏng ở Ấn Độ và Australia, sau đó là Malaysia và Thái Lan và các quốc gia Đông Nam Á khác, tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Báo cáo của WTTC kỳ vọng ngành du lịch châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2023, nối tiếp là một năm tăng trưởng tích cực vào năm 2024.
Ước tính đến năm 2025, doanh thu của ngành du lịch đóng góp vào GDP sẽ cao hơn 32% so với trước đại dịch, một con số vượt xa mọi khu vực khác, trừ Trung Đông (30%).
Báo cáo của WTTC ước tính tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2022 đến năm 2032 của nền kinh tế toàn cầu sẽ là 2,7%/năm. Tuy nhiên, trong cùng thời gian đó, đóng góp của du lịch vào nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,8%.
Tại châu Á-Thái Bình Dương, con số này thậm chí còn tăng cao hơn, với đóng góp của du lịch vào GDP dự kiến sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 8,5%.
WTTC dự đoán ngành du lịch toàn cầu sẽ có thêm 126 triệu việc làm mới trong thập kỷ tới. Trong số này, khoảng 65% sẽ thuộc về châu Á-Thái Bình Dương. Theo WTTC, chỉ chưa tới 50% số việc làm mới trong ngành du lịch của khu vực sẽ tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Indonesia, Thái Lan và Philippines cũng được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng việc làm du lịch rõ rệt trong thập kỷ tới, lần lượt có thêm 5,3 triệu, 3,5 triệu và 3,15 triệu việc làm mới.
Báo cáo lưu ý rằng khả năng phục hồi hoàn toàn của ngành du lịch châu Á vào năm 2023 có thể bị đe dọa nếu Trung Quốc tiếp tục hạn chế hoạt động du lịch quốc tế.
Theo Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.