Dự kiến cả nước còn 34 tỉnh, thành, cấp cơ sở gồm xã, phường và đặc khu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo dự thảo tờ trình Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), số đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ giảm từ 63 hiện nay xuống còn 34 tỉnh, thành. Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh trực thuộc trung ương và cấp cơ sở xã, phường, đặc khu.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gồm 7 chương, 49 điều (trong đó, giữ nguyên 9 điều, bỏ 3 điều; bổ sung mới 2 điều; sửa đổi, bổ sung 35 điều).

z6440674859658-3693d60cf162882d7482d8844da9c6aa.jpg
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến gồm cấp tỉnh trực thuộc trung ương và cấp cơ sở xã, phường, đặc khu. Ảnh: Phương Vi

Theo đó, để thực hiện nhất quán nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", dự thảo luật quy định căn cứ tình hình thực tiễn, chính quyền địa phương cấp tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho chính quyền địa phương cấp cơ sở nhằm nâng cao năng lực quản trị của cấp cơ sở, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Bộ Nội vụ đề nghị đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương phường để quản lý và phát triển đô thị, phát triển kinh tế đô thị và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương đặc khu. Việc này là để trao quyền tự chủ trong quản lý nhà nước ở khu vực hải đảo, bảo đảm sự linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra.

Bên cạnh mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng, việc thay đổi này còn bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.

Dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Theo đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh cơ bản giữ như quy định hiện hành. Dự thảo luật chỉ tăng số lượng thích hợp đại biểu HĐND cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Số lượng đại biểu HĐND tỉnh miền núi, vùng cao được bầu tăng tối đa từ 75 lên 90 đại biểu; số lượng đại biểu HĐND tỉnh (còn lại) và các thành phố trực thuộc trung ương được bầu tăng tối đa từ 85 lên 90 đại biểu; HĐND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được bầu 125 đại biểu (bằng số quy định tại luật Thủ đô áp dụng cho TP. Hà Nội).

Dự thảo cũng bổ sung quy định ủy viên các ban của HĐND cấp tỉnh có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để kế thừa quy định tại các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị.

Đối với chính quyền địa phương cấp cơ sở, dự thảo luật quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu) cơ bản thiết kế như đối với HĐND và UBND cấp huyện (trước khi giải thể) nhưng có quy mô nhỏ hơn.

z6440676986319-f6a871635039d4a023e23e429c070e92.jpg
Gia Lai là một trong 15 tỉnh, thành đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Phương Vi

Theo đó, số lượng đại biểu HĐND cấp cơ sở tối đa là 40. Riêng các xã có vị trí biệt lập không tiến hành tổ chức lại nếu có dân số ít thì cơ bản giữ nguyên như quy định của luật hiện hành. HĐND cấp cơ sở có 2 ban là ban Pháp chế và ban Kinh tế-xã hội.

UBND cấp cơ sở được tổ chức các cơ quan chuyên môn với số lượng phù hợp. Bộ Nội vụ đề xuất UBND cấp cơ sở có 5 cơ quan chuyên môn, gồm: Văn phòng (tham mưu thực hiện nhiệm vụ chung của đảng ủy, HĐND, UBND cấp cơ sở); phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc); phòng Nội vụ - Tư pháp; phòng Văn hóa - Xã hội và trung tâm Phục vụ hành chính công.

Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 696 quận, huyện và 10.035 xã, phường. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh cần đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện.

Hiện chỉ có 15 tỉnh, thành đủ tiêu chuẩn, gồm Bình Định, Đăk Lăk, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nội, Hải Phòng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Huế và Hà Tĩnh.

Có thể bạn quan tâm

Thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa của Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai

Thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa của Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai

(GLO)- Chiều 26-5, theo nguồn tin của Báo Gia Lai, Thanh tra tỉnh đã ra quyết định thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa của Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai (nay là Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai) và việc quản lý, sử dụng đất sau cổ phần hóa, giải quyết quyền lợi của các hộ nhận khoán.

Vụ mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng phân phối: Chỉnh nội dung 'không có dấu hiệu hình sự

Vụ mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng phân phối: Chỉnh nội dung 'không có dấu hiệu hình sự

Liên quan vụ thu hồi mỹ phẩm mà Công ty TNHH Thương mại dịch vụ VB Group (do ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng Đoàn Di Băng-là người đại diện theo pháp luật) phân phối, trong báo cáo gửi Bộ Y tế mới đây, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã điều chỉnh chi tiết không có dấu hiệu hình sự thành chưa phát hiện sai phạm...

Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng dịp Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng dịp Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương treo cờ rủ và ngừng, hoãn, không tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thi đấu thể thao và vui chơi, giải trí trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, ngày 24 và 25-5.