Du ca trên cánh đồng điện gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi nhắc đến Gia Lai, ngoài việc chinh phục những ngọn núi lửa đã tắt hàng triệu năm, ghé thăm Biển Hồ mênh mông sóng nước hay lang thang trên thảo nguyên xanh thì điều mong chờ của không ít trái tim sẽ là được một lần chiêm ngắm hoàng hôn trên những cánh đồng điện gió.

1. Ai đó đã từng mê mẩn những thước phim, tấm ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng điện gió ở Bạc Liêu, Bình Định, Quảng Bình… hay vẻ đẹp của hoàng hôn chiều tà và chẳng thể lý giải được sự yên bình trong mối gắn kết, giao thoa giữa ánh sáng và bóng tối từ những cánh quạt khổng lồ ngoài xa kia. Chúng mang đến cho ta cảm giác thư thái, rộng mở với những đường biên chân trời.

Thực ra, không quá khó vì trong hương xuân dịu nhẹ này, trên cao nguyên Gia Lai, những cánh đồng điện gió được lắp đặt ở vị trí có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đang thu hút du khách gần xa đến tham quan, chụp ảnh. Không chỉ mang đến nguồn năng lượng sạch, những cánh quạt turbine vươn dài trên nền đất đỏ bazan, mênh mông giữa nền trời xanh thẳm còn in dấu và vẽ nên khung cảnh nên thơ như đang ở đất nước Hà Lan với chiếc cối xay gió. Trên cánh đồng điện gió Đak Đoa, tôi tận mắt chứng kiến gã khổng lồ khẽ cựa mình trong khung cảnh chiều buông rực rỡ, sáng rực với sắc tím, cam, hồng. Có hôm, cánh quạt màu phơn phớt tím, lại có bữa rực lên một màu vàng cam phía chân trời và chuyển sang sắc hồng khi mặt trời lặn sâu, rồi dần xuống để lại một nền trời vàng rực. Xa xa là đồi núi hùng vĩ, tất cả tạo nên cảnh tượng đẹp như không gian trong truyện cổ tích.

Cánh đồng điện gió xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: Phạm Quý

Cánh đồng điện gió xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: Phạm Quý

2. Chia sẻ cảm xúc khi lần đầu đặt chân đến đây, bạn Y Việt Trang (TP. Kon Tum) cho biết: “Mình thật sự choáng ngợp trước những cánh quạt rất to, xoay đều trong gió chiều. Mình đã dừng ở đây khá lâu để ngắm ánh mặt trời lấp ló và chụp ảnh kỷ niệm”. Nổi bật trước khung cảnh hoang sơ là ráng chiều buông dịu dàng trên những bông cỏ đuôi chồn nhẹ đưa theo gió. Mùa này, từng vạt hoa cỏ bung nở giữa nắng gió mênh mang càng tô thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên, thu hút, gọi mời bao tâm hồn đam mê “xê dịch” và điểm xuyết cho bức tranh du mục thêm rõ nét. Tôi đã gặp biết bao đồi cỏ đẹp đến ngơ ngẩn nhưng đến khi xác tín bằng một buổi chiều hoàng hôn, trước không gian rộng lớn, trước cảnh đẹp và gió trời lồng lộng trong những xoay bay thì những muộn phiền, âu lo cứ thế mà tan biến.

Còn theo nhiếp ảnh gia Phạm Quý thì: “Với khung hình ngược sáng, điểm nhấn là bóng người đang nhìn ngắm hoàng hôn rực rỡ là một gợi ý săn ảnh hoàng hôn cực chất cho ai muốn chụp ảnh cùng cánh đồng điện gió. Màu hoàng hôn đẹp nhất thường rơi vào khoảng 20-30 phút trước khi mặt trời tắt hẳn. Ngoài ra, với bố cục đường dẫn 1/3 chủ thể chính là mặt trời, bao trùm là cánh đồng điện gió cũng sẽ tạo nên bức ảnh nghệ thuật đặc sắc. Sự phấn khích của khách cũng làm tôi có thêm sáng tạo để khai thác được nhiều góc ảnh đẹp”.

Trong khoảnh khắc ngày dần vơi, mọi thứ như chậm lại, níu giữ. Khung cảnh lúc ấy, tôi thấy mình như đang ở trong một bộ phim, bởi mọi sắc màu và cảnh vật vô cùng rực rỡ. Cho dù đứng cách hàng chục ki lô mét, tôi vẫn có thể nhìn thấy những cánh quạt gió rõ mồn một, cánh quạt quay đều đều như những chong chóng bay giữa khung cảnh đất trời hoang sơ. Hoàng hôn đã hòa vào màu đất, màu của gốc thông già, màu của đất đỏ để cùng nhau quấn quanh, quấn quanh núi đồi. Người sống ở phố như tôi thật sự bị mê hoặc giữa một không gian bạt ngàn, thênh thang, trong không trung tự do mây ngàn. Tôi trở lại phiên bản mới, với tâm trạng hứng khởi, thích thú sau những lần lạc lối giữa cánh đồng điện gió. Tôi tìm thấy tuổi trẻ của mình nơi góc đường gió biếc những bông cỏ tím ngút ngát, thức tỉnh trong hoàng hôn. Trong những khép lại ngày qua, trong buổi chiều tôi đang ở đây, mùa xuân đã đến thật rồi.

Có thể bạn quan tâm

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

(GLO)- Theo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hiện toàn tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.