Đồng Tháp: Nuôi loài côn trùng bay vèo vèo đen sì sì mà đẻ ra "trứng vàng" chàng kỹ sư tốn 2 tấn rác/ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua quá trình nghiên cứu, anh kỹ sư môi trường Võ Duy Khánh (SN 1989) ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã mạnh dạn sử dụng nguyên liêu phụ phẩm từ xoài để nuôi ruồi lính đen, sau đó đem chiết suất chế phẩm dịch thủy phân từ ấu trùng của ruồi lính đen phục vụ trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Tận dụng phế phẩm bỏ đi từ quả xoài để nuôi ruồi lính đen, sau đó làm dịch thủy phân từ ấu trùng ruồi lính đen phục vụ trồng trọt và chăn nuôi.

 

 


Ông Lê Minh Hùng - Chủ tịch Liên hiệp Hội thăm và động viên kỹ sư Khánh tham gia Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2020 - 2021

Đồng Tháp được xem là thủ phủ xoài, được trồng khá phổ biến và chủ yếu dùng để ăn tươi. Ngoài ra, một số công ty chế biến xuất khẩu có những sản phẩm từ xoài như: xoài đông lạnh dạng 2 má, dạng quân cờ, dạng hạt lựu, mứt nhuyễn, dạng sấy dẻo, nước ép,...

Đối với sản phẩm xoài đông lạnh xuất khẩu, các công ty chỉ sử dụng hai bên má của quả xoài, phần thịt vụn còn lại là rất lớn, hàng trăm tấn mỗi ngày. Đối với các công ty chế biến xoài sấy, cũng chỉ sử dụng phần thịt má xoài, phần thịt vụn xoài có thể chiếm đến 30% phần thịt quả xoài. Đây là nguồn phụ phẩm của xoài hiện nay các công ty chưa có biện pháp xử lý, đổ bỏ gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường nếu như không có giải pháp xử lý.

Qua quá trình nghiên cứu, anh kỹ sư môi trường Võ Duy Khánh (SN 1989) ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh đã mạnh dạn sử dụng nguyên liêu phụ phẩm từ xoài để nuôi ruồi lính đen, sau đó đem chiết suất chế phẩm dịch thủy phân từ ấu trùng của ruồi lính đen phục vụ trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Đây cũng là kết quả của đề tài của anh sẽ tham dự Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp thời gian tới.

Theo kỹ sư Võ Duy Khánh, dịch thủy phân (chế phẩm sinh học): bổ sung các enzym và acid amin giúp tăng chất lượng thức ăn, tạo mùi hấp dẫn kích thích tôm cá ăn nhiều, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, tăng độ kết bám và tạo màng bảo vệ cho các chất bổ sung hoặc thuốc điều trị vào khẩu phần thức ăn.

Ngoài ra, ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn bổ sung đạm trong chăn nuôi, thủy sản; cho ấu trùng ăn các phế phụ phẩm nông nghiệp (từ các loại trái cây) giúp xử lý môi trường đồng thời tạo thành phân bón hữu cơ bổ sung cho cây trồng. Nhộng ruồi lính đen làm thức ăn cho chăn nuôi gia cầm, thủy sản và xác ruồi lính đen: tận dụng làm phân bón cho cây trồng.

Kỹ sư Võ Duy Khánh cho biết, quy trình công nghệ sản xuất dịch thủy phân ấu trùng ruồi lính đen đã được áp dụng sản xuất thử nghiệm chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu phụ phẩm xoài hiện có tại địa phương, bước đầu trang trại của anh tiêu thụ mỗi ngày khoản 2 tấn rác thải từ trái xoài. Kỹ thuật, máy móc, thiết bị đơn giản do trong nước chế tạo nên chi phí đầu tư không quá cao. Với tổng chi phí đầu tư thiết bị ban đầu cho trang trại khoản 2 tỷ đồng, quy mô sản xuất 300kg ấu trùng/ngày và trang trại có thể thu hồi vốn sau hơn 2 năm.

Với mô hình của anh, vừa tạo được việc làm cho nhiều lao động, vừa xử lý được nguồn rác thải, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt. Qua tâm sự anh cho biết: “Nếu như có nguồn vốn lớn, anh sẽ đầu tư và phát triển với quy mô lớn nhằm góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội”.

 

https://danviet.vn/dong-thap-nuoi-loai-con-trung-bay-veo-veo-den-si-si-ma-de-ra-trung-vang-chang-ky-su-ton-2-tan-rac-ngay-20210328220916163.htm
 

Theo Tr.Vũ (Báo Đồng Tháp/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.