Đóng cửa mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới Argyle

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tính đến nay, Argyle đã khai thác hơn 865 triệu carat kim cương thô, trong đó số lượng kim cương hồng xuất xưởng chiếm tới 90% tổng số kim cương hồng toàn cầu.

(Nguồn: Rio Tinto)
(Nguồn: Rio Tinto)


Ngày 3/11, tập đoàn khai mỏ toàn cầu Rio Tinto thông báo đóng cửa mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới Argyle sau khi nguồn khoáng sản tại đây tại đã cạn kiệt.

Mỏ Argyle nằm tại vùng Kimberley, miền Tây Australia, được phát hiện vào năm 1979. Tập đoàn Rio Tinto bắt đầu các hoạt động khai mỏ tại đây vào năm 1983.

Tính đến nay, Argyle đã khai thác hơn 865 triệu carat kim cương thô, trong đó số lượng kim cương hồng xuất xưởng chiếm tới 90% tổng số kim cương hồng toàn cầu. Dòng kim cương này luôn được săn lùng vì độ tinh khiết đáng kinh ngạc và quý hiếm.

Tập đoàn Rio Tinto ước tính cần mất năm năm để triển khai và hoàn tất công tác dỡ bỏ các hạ tầng cơ sở của khu mỏ, tái tạo nguồn đất, phục hồi cảnh quan để trao trả lại cho chính quyền địa phương quản lý.

Trong hai thập kỷ qua, giá trị của kim cương hồng đã tăng 500%. Theo giới chuyên gia, khi Argyle đóng cửa, giá của kim cương hồng được dự báo sẽ tăng và sản phẩm xa xỉ này có thể lên tới 3 triệu USD/carat. Sản lượng kim cương của Rio Tinto sẽ sụt giảm khoảng 75%. Tuy nhiên, doanh thu của tập đoàn sẽ chỉ chịu tác động chưa đến 2% vì kim cương chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của "gã khổng lồ" này.

Kim cương có độ tinh khiết đặc biệt, nhưng những viên kim cương hồng được tìm thấy tại mỏ Argyle càng đặc biệt hơn nữa.

Khi ở sâu trong lòng đất, nhiệt độ và áp lực lớn tạo ra sự biến đổi mạng tinh thể trong viên kim cương khiến nó có thể hấp thu ánh sáng xanh lục, từ đó chuyển sang màu hồng. Viên kim cương hồng màu sắc càng tươi sáng, càng trong suốt thì càng có giá trị.

Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.