Đối thoại chính sách giảm nghèo: Thiết thực, nhân văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ ngày 13 đến ngày 19-12, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh tổ chức 3 buổi đối thoại về chính sách giảm nghèo với sự tham dự của 240 hộ nghèo. Các buổi đối thoại đã giúp người dân hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho hộ nghèo, cận nghèo.

Lắng nghe người nghèo

Có mặt tại các buổi đối thoại về chính sách giảm nghèo ở 3 huyện: Chư Prông, Chư Sê và Chư Pưh do Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (Ban Chỉ đạo) tổ chức mới đây, chúng tôi cảm nhận được sự cởi mở, chân tình trong cuộc trao đổi giữa hộ nghèo với các sở, ngành của tỉnh và chính quyền địa phương về thực thi chính sách giảm nghèo.

 

Một hộ nghèo kiến nghị tại buổi đối thoại. Ảnh: Đ.Y
Một hộ nghèo kiến nghị tại buổi đối thoại. Ảnh: Đ.Y

Tại huyện Chư Prông, Ban Chỉ đạo đã ghi nhận hàng chục ý kiến, kiến nghị từ các hộ nghèo. Đơn cử, ông Siu Hai (làng Gà, xã Ia Boòng) băn khoăn: “Không hiểu sao gia đình mình là hộ nghèo, có nhu cầu vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội mà không được vay”. Vì vậy, ông kiến nghị ngành chức năng tạo điều kiện để gia đình ông được vay vốn đầu tư chăm sóc cà phê.

Tương tự, tại buổi đối thoại ở huyện Chư Sê, bà Trần Thị Chiên (thôn 1, xã Ia Pal) cũng chia sẻ hoàn cảnh khó khăn của gia đình: không có đất sản xuất, chồng bà đã qua đời nhiều năm, cuộc sống phụ thuộc vào số tiền ít ỏi từ việc làm thuê của người con trai 16 tuổi; bản thân bà mắc bệnh tiểu đường tuyp II và bệnh tim. Suốt mười mấy năm qua, mẹ con bà Chiên phải tá túc trong căn nhà ọp ẹp, chỉ cần một cơn gió nhẹ là đổ sập. Do đó, bà đã vay Ngân hành Chính sách Xã hội 30 triệu đồng để sửa lại căn nhà. Thấy vậy, Ban nhân dân thôn 1 đưa bà ra khỏi danh sách hộ nghèo. Tại buổi đối thoại, bà Chiên nói: “Tôi không muốn mình phải sống mãi trong cảnh nghèo khổ. Nhưng vì bệnh tật, tôi không còn sức khỏe để lao động nên cái nghèo cứ đeo bám. Tôi mong ngành chức năng tạo điều kiện, xem xét để tôi được Nhà nước hỗ trợ thẻ BHYT”.

Hoàn cảnh của mẹ con bà Ngô Thị Dần (thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) cũng rất khó khăn. Chồng mất khi đứa con trai khuyết tật chưa tròn 3 tuổi, một mình bà tảo tần khuya sớm nuôi con. Năm nay bà đã 70 tuổi, không còn sức khỏe để lao động. Vì vậy, mẹ con bà Dần mong muốn chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ căn nhà để che nắng, che mưa, đồng thời khắc phục tình trạng chậm cấp thẻ BHYT nhiều năm liền.

Anh Đinh Kao-một hộ nghèo của làng Ia Long (xã Dun, huyện Chư Sê) cũng đại diện cho 20 hộ nghèo của thôn tham gia buổi đối thoại nêu lên những bất cập trong việc hỗ trợ chính sách: “Hộ nghèo trong làng đều do bệnh tật, ốm đau, không có khả năng lao động, không có đất sản xuất nhưng thời gian qua họ lại được cấp bò, cấp phân bón. Khi được cấp phân bón, họ không dùng đến nên phải bán rẻ lại cho các hộ khác. Cấp bò thì không có người chăm sóc, bò gầy yếu nên đến khi bán không có ai mua hoặc phải bán rẻ”.

Hướng đến giảm nghèo bền vững

Tại các buổi đối thoại nói trên, ngành chức năng đã lắng nghe, trực tiếp trả lời kiến nghị, giải đáp những thắc mắc cũng như những vấn đề còn tồn tại liên quan đến các chính sách giảm nghèo.

Ông Đoàn Ngô-Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh, cho biết: “Đầu năm 2018, hộ nghèo thiếu hụt về các dịch vụ y tế sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ BHYT; cũng tương tự như vậy đối với hộ dân tộc thiểu số đã thoát nghèo ở làng đặc biệt khó khăn. Riêng ở tỉnh ta, theo quy định của Nhà nước, những hộ cận nghèo chỉ được hỗ trợ 70% phí mua BHYT, còn lại 30% tỉnh ta đã có nguồn từ vận động xã hội hóa, như vậy những hộ này sẽ được hỗ trợ mua BHYT như hộ nghèo”.

Tại 3 buổi đối thoại, các hộ nghèo đã được giải đáp nhiều thắc mắc cũng như được thông tin thêm về chính sách giảm nghèo hiện nay. “Sau buổi đối thoại, chúng tôi sẽ phân loại từng nhóm đối tượng để có hướng hỗ trợ sát hơn với thực tế, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng đời sống, hướng đến giảm nghèo bền vững”-ông Lê Văn Thành-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nhấn mạnh.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.