Đổi thay diện mạo đô thị Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, bộ mặt đô thị Pleiku đã không ngừng khởi sắc. Sự thay đổi này là nhờ các phường nội thị đã tập trung nhiều nguồn lực thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 05 của Thành ủy Pleiku về đầu tư chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị.

Đường hẻm 58 Phạm Văn Đồng có chiều dài hơn 2 km. Con đường này làm đã lâu nên hiện nay xuống cấp nghiêm trọng. Khi UBND phường Hoa Lư có chủ trương nâng cấp con đường này, nhân dân đã đóng góp 300 triệu đồng, cộng với kinh phí phường hỗ trợ 60 triệu đồng để đổ bê tông. Ông Lê Đình Thắng-Tổ trưởng tổ dân phố 2, phường Hoa Lư, nói: Sau khi thống nhất qua các cuộc họp, nhân dân đều đồng ý sẽ làm một con đường thật đẹp. Con đường này chủ yếu do nhân dân đóng góp kinh phí để làm theo kế hoạch chung.

 

Đường hẻm ở tổ 7, phường Thống Nhất được bê tông hóa. Ảnh: Đức Thụy
Đường hẻm ở tổ 7, phường Thống Nhất được bê tông hóa. Ảnh: Đức Thụy

Thực hiện Nghị quyết 05 của Thành ủy Pleiku về đầu tư chỉnh trang công trình hạ tầng đô thị, qua 5 năm thực hiện, đã có hơn 1.700 hộ dân tự nguyện hiến đất với diện tích gần 20.000 m2; 1.185 hộ tháo dỡ vật kiến trúc, di dời hàng rào với diện tích 12.633 m2; 197 hộ tự nguyện tháo dỡ một phần diện tích nhà không yêu cầu đền bù với tổng diện tích gần 3.000 m2, tổng giá trị tài sản lên đến hàng trăm tỷ đồng. Các sở, ban, ngành, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã di dời 190 trụ điện, trụ điện thoại, 3.524 mét cáp quang, 6 hố cáp quang, 7.046 mét ống nước.

Cũng trong 5 năm qua, TP. Pleiku đã đầu tư nâng cấp và mở rộng 46 tuyến đường giao thông chính với chiều dài trên 55 km; xây dựng hơn 253 tuyến đường hẻm, đường giao thông nông thôn với chiều dài 64 km. Đến nay, trên 99% đường có tên và 47% đường hẻm trên địa bàn thành phố đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân, thành phố đã đầu tư 2.776 bộ đèn cao áp, chiếu sáng thêm hơn 222 km đường. Hiện nay, tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thành được chiếu sáng đạt 100%, tỷ lệ ngõ hẻm nội thành được chiếu sáng đạt 56%.

Ông Nguyễn Đình Thức-Chủ tịch UBND phường Thống Nhất, khẳng định: Đảng ủy, UBND phường rất quan tâm đến vấn đề này. Trong năm 2016, phường đã làm được hơn 327 mét đường và lắp đặt 28 bóng điện chiếu sáng. Ngoài ra, chúng tôi còn triển khai khơi thông cống rãnh đường Đinh Công Tráng, hẻm 23 Vạn Kiếp, hẻm 55 Phan Đăng Lưu... Ngoài nguồn vốn của cấp trên thì nhân dân trên địa bàn phường cũng ủng hộ rất nhiệt tình, góp phần cùng phường hoàn thành Nghị quyết 05 của Thành ủy trong thời gian sớm nhất.

Có thể nói, Nghị quyết 05 của Thành ủy Pleiku đã giúp bộ mặt đô thị thành phố đổi thay rõ rệt, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra, đưa thành phố trở thành đô thị loại I trước năm 2020.

Ông Nguyễn Kim Đại-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku cho biết: Trong những năm qua, thành phố đã đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, cơ bản đáp ứng được các tiêu chí của đô thị loại I theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở đó, thành phố sẽ tiến hành phân khu chi tiết với mục tiêu là thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe. Trong năm 2017, thành phố tiến hành bổ sung trồng cây xanh phục vụ phát triển đô thị và sẽ kêu gọi một số dự án, nhất là dự án xử lý rác thải và xúc tiến hoàn thành quy hoạch suối Hội Phú.

Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.