Đak Đoa: Quy hoạch thành đô thị vệ tinh gắn liền với thành phố Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế vừa ký Quyết định số 551/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đak Đoa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, huyện Đak Đoa có phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum; phía Nam giáp huyện Chư Sê và Mang Yang; phía Đông giáp huyện Kbang và Mang Yang; phía Tây giáp huyện Chư Păh, Chư Prông và TP. Pleiku. Huyện hiện có diện tích khoảng 98.530 ha; dân số toàn huyện là 131.867 người.

dak-doa-duoc-quy-hoach-thanh-do-thi-ve-tinh-gan-lien-voi-thanh-pho-pleiku-anh-ha-duy-7770-5074.jpg
Đak Đoa được quy hoạch thành đô thị vệ tinh gắn liền với thành phố Pleiku. Ảnh: Hà Duy

Quy hoạch vùng huyện Đak Đoa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng nhằm mục tiêu: đưa huyện Đak Đoa trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển kinh tế và kết nối với Pleiku và các vùng huyện trong tỉnh; phát triển toàn diện, bền vững các lĩnh vực kinh tế-xã hội, đô thị và nông thôn trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương; xác định các vùng động lực phát triển, mô hình phát triển; làm cơ sở để định hướng phát triển, triển khai các quy hoạch chuyên ngành, chương trình, kế hoạch đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển.

Quy hoạch xác định tính chất của huyện Đak Đoa là cửa ngõ liên kết không gian phía Đông của TP. Pleiku nói riêng và vùng liên huyện trung tâm nói chung; là khu vực dự trữ phát triển đô thị của tỉnh; là điểm kết nối trên hành lang kinh tế quốc lộ 19 với TP. Pleiku ở phía Tây và với các huyện Mang Yang, Đak Pơ, thị xã An Khê ở phía Đông.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đak Đoa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của huyện đến năm 2030 với một số chỉ tiêu quan trọng như: nông-lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 30%; công nghiệp-xây dựng chiếm: 30%; dịch vụ chiếm: 40%. Giai đoạn này, huyện có 1 đô thị là thị trấn Đak Đoa (chuẩn đô thị loại IV).

Đến năm 2050, tỷ trọng cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển nhẹ với nông-lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 21%; công nghiệp-xây dựng chiếm 33%; dịch vụ chiếm: 46%. Giai đoạn sau năm 2030, huyện có 2 đô thị là thị trấn Đak Đoa (chuẩn đô thị loại IV) và phát triển thêm 1 đô thị mới loại V là đô thị Nam Yang.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp về xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 10-1-2025.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Cháy xe

Xe khách đang chạy bất ngờ phát hiện cháy

(GLO)- Sáng 30-12, một chiếc xe khách giường nằm đang lưu thông trên quốc lộ 14 (đoạn qua xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) thì bất ngờ phát hiện khói bốc lên từ khoang động cơ. Rất may, đám cháy được dập tắt kịp thời nên không gây thiệt hại về người.

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

(GLO)-Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) triển khai 2 dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại làng Díp (xã Ia Kreng) và làng Bui (xã Ia Ka) nhằm ổn định đời sống cho các hộ đồng bào DTTS.

Người dân xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: L.N

Chư Păh siết chặt quản lý nguồn nước ngầm

(GLO)- Trên địa bàn huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có 500 công trình khai thác nước dưới đất (giếng khoan) phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm siết chặt quản lý nguồn nước ngầm nhằm mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.