Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Ông Trần Bá Phương-Tổ trưởng Tổ quản lý chợ An Thượng 2 (xã Song An) cho biết: Chợ được xây dựng năm 2014 với quy mô 32 gian hàng. Hiện nay, chợ bố trí 4 biển cảnh báo phòng cháy chữa cháy (PCCC) và trang bị 4 bình chữa cháy cầm tay.

Để chợ hoạt động quy củ, xã thành lập Tổ quản lý chợ với 3 thành viên. Hàng ngày, các thành viên luân phiên trực vừa bảo đảm an ninh trật tự vừa nhắc nhở các tiểu thương giữ gìn vệ sinh môi trường, sắp xếp hàng hóa gọn gàng, phòng ngừa cháy nổ.

Cũng theo ông Phương, Tổ quản lý chợ yêu cầu các tiểu thương cũng như hộ kinh doanh ở khu vực gần chợ ký cam kết không thắp hương, đốt vàng mã; không để hàng hóa lấn chiếm lối đi. Dịp cuối năm, người dân đổ về các chợ mua sắm đông đúc hơn và các tiểu thương dự trữ hàng hóa nhiều hơn nên nguy cơ cháy nổ cao. Vì vậy, các thành viên trong tổ thường xuyên tiến hành kiểm tra, nhắc nhở.

to-truong-to-quan-ly-cho-an-thuong-2-thon-an-thuong-2-xa-song-an-va-cong-an-xa-tuyen-truyen-huong-dan-tieu-thuong-su-dung-binh-chua-chay-anh-ngoc-minh.jpg
Ông Trần Bá Phương-Tổ trưởng Tổ quản lý chợ An Thượng 2 (thôn An Thượng 2, xã Song An) và cán bộ Công an xã hướng dẫn tiểu thương sử dụng bình chữa cháy. Ảnh: N.M

Gia đình bà Lê Thị Thu có cửa hàng tạp hóa ngay sát chợ An Thượng 2. Dịp cuối năm, bà bán thêm bánh, kẹo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

“Thông thường, bước vào tháng 12, nhu cầu mua sắm của người dân tăng. Do đó, tôi chủ động nhập hàng về trước khoảng 1 tuần. Tôi sắp xếp hàng hóa gọn gàng; gia đình cũng mua 1 bình chữa cháy để chủ động ứng phó trong trường hợp cần thiết”-bà Thu chia sẻ.

Tương tự, ông Lâm Kim Trụ-Chủ gian hàng kinh doanh quần áo may sẵn, mũ nón tại chợ An Khê-cho hay: Cuối năm là mùa kinh doanh, ông cũng như các tiểu thương đều nhập thêm hàng hóa về bán. Quần áo, mũ nón, giày dép là những mặt hàng dễ cháy nên người kinh doanh đều ý thức việc PCCC.

“Trước khi ra về, chúng tôi kiểm tra, sắp xếp lại hàng hóa, tắt hết các thiết bị điện. Mỗi khi chính quyền địa phương, ban quản lý chợ tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, các tiểu thương tham gia đầy đủ; chấp hành nghiêm các quy định về PCCC”-ông Trụ nói.

ong-lam-kim-tru-ben-phai-chu-gian-hang-kinh-doanh-quan-ao-tai-cho-an-khe-trao-doi-cach-su-dung-binh-chua-chay-voi-luc-luong-chua-chay-co-so-anh-ngoc-minh.jpg
Ông Lâm Kim Trụ (bên phải)-chủ gian hàng kinh doanh quần áo tại chợ An Khê trao đổi cách sử dụng bình chữa cháy với lực lượng chữa cháy cơ sở. Ảnh: Ngọc Minh

Theo ông Nguyễn Hoàng Việt-Tổ trưởng Tổ quản lý khai thác chợ An Khê: Chợ có gần 300 gian hàng đang hoạt động. Chợ bố trí 2 máy bơm di động và có 1 máy bơm cố định, 20 cuộn vòi chữa cháy có chiều dài 20 m/cuộn, 10 khẩu trang bảo hộ chống khí độc và 20 bình chữa cháy cầm tay đặt rải rác ở những vị trí thuận tiện cùng 2 bể nước có tổng dung tích 100 m3.

Bên cạnh đó, lực lượng phòng cháy tại chỗ có 20 người sử dụng thành thạo các trang-thiết bị PCCC, sẵn sàng ứng trực trong mọi tình huống.

Chỉ tay về phía chuông báo cháy được lắp đặt trong phòng làm việc của Tổ quản lý khai thác chợ An Khê, ông Việt cho biết thêm: “Chợ còn được trang bị hệ thống báo cháy tự động. Khi chuông báo cháy vang lên, chúng tôi xác định ngay vị trí xảy ra cháy, đồng thời vận hành máy bơm nước chữa cháy, cùng lực lượng chữa cháy tại chỗ kịp thời xử lý, không để xảy ra cháy lan, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất”.

Thực tế cho thấy, nguy cơ cháy nổ ở các chợ truyền thống thường rất cao, nhất là vào dịp cuối năm. Do vậy, cùng với nâng cao ý thức của các tiểu thương trong việc PCCC, lực lượng chữa cháy tại cơ sở luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó, chính quyền địa phương, ngành chức năng cần cùng vào cuộc để đảm bảo công tác PCCC tại chợ được tốt hơn.

Trao đổi với P.V, ông Trần Thanh Cảnh-Chủ tịch UBND phường An Phú-cho biết: Chợ An Khê nằm trên địa bàn tổ 14, xung quanh chợ có nhiều hộ gia đình kết hợp kinh doanh.

Phường đã xây dựng thành công mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại các tổ dân phố 13, 14; xây dựng mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”. Đến nay, hầu hết hộ dân trên địa bàn tự trang bị bình chữa cháy; 100% lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

“Công an phường và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở thường xuyên tuần tra kiểm soát, giữ gìn an ninh trật tự và nhắc nhở người dân, các tiểu thương nâng cao ý thức phòng ngừa cháy nổ; tuyệt đối không kinh doanh trái phép các mặt hàng, các chất nguy hiểm về cháy, nổ như gas, xăng, dầu. Nhờ đó, nhiều năm qua không xảy ra vụ cháy nào”-ông Cảnh nhấn mạnh.

Còn Trung tá Võ Văn Phồn-Đội trưởng Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ khu vực An Khê thì thông tin: “Hàng năm, Đội phối hợp với cơ quan chức năng, Ban Quản lý Nhà máy rác và dịch vụ đô thị thị xã tổ chức hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC cho tổ quản lý khai thác chợ cũng như lực lượng phòng cháy tại chỗ của chợ An Khê; phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, kịp thời xử lý triệt để các vi phạm quy định an toàn về PCCC.

Đội xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ để chủ động ứng phó khi có tình huống cháy nổ, sự cố tai nạn xảy ra tại chợ An Khê. Trên cơ sở đó, các xã, phường triển khai phương án phòng ngừa cháy nổ tại chợ ngày càng tốt hơn”.

Có thể bạn quan tâm

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

(GLO)- Qua lời kể của Đại tá Phan Anh Tuấn-nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, chúng ta hiểu thêm về chiến công của du kích Puih Glớ, người đã hạ máy bay Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

(GLO)- Ngày cận Tết, giữa tiết trời se lạnh, người dân vùng khó tỉnh Gia Lai được sưởi ấm hơn khi đón nhận những phần quà từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đây là việc làm ý nghĩa, phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc, góp phần giúp dân làng đón Tết cổ truyền thêm ấm áp.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.