Độc đáo sách lá của người Khùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người Khùa (thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều) cư trú chủ yếu ở thượng nguồn sông Gianh thuộc địa phận hai xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Người Khùa có nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó đặc biệt là sách lá – được xem là báu vật hàng trăm năm nay của người Khùa.
 


Những bộ sách lá vô giá còn sót lại

 Người Khùa vốn không có chữ viết nên trước khi được học chữ quốc ngữ, họ phải vay mượn chữ viết của các tộc người khác. Chính những quyển sách lá này là nơi lưu giữ vốn văn hóa, lịch sử của họ để truyền lại cho thế hệ con cháu.

 

 Bộ sách lá của người Khùa
Bộ sách lá của người Khùa.


Hiện nay, hai quyển sách lá cuối cùng của tộc người Khùa ở Minh Hóa (Quảng Bình) vẫn còn được lưu giữ. Một quyển dài khoảng 50 cm, có 150 trang, mỗi trang rộng chừng 5 cm, có 5 dòng chữ viết; quyển còn lại dài khoảng 60 cm, có 200 trang, mỗi trang có 4 dòng chữ viết. Hai bìa sách được làm bằng hai thanh gỗ hình mái nhà và được trang trí rất công phu.

Người Khùa dùng dây để xâu các trang sách lại với nhau. Điều đặc biệt là loại sách lá này có thể ngâm trong nước mưa mấy ngày liền vẫn không phai, nhòe chữ viết. Không biết bộ sách lá có từ bao giờ, nhưng những dòng chữ cổ viết trên các mảnh lá rừng vẫn còn đậm màu và rõ nét.

Nội dung chứa đựng kiến thức uyên thâm

Một số cụ cao niên người Khùa cho biết, những bộ sách này do tổ tiên viết lại và có nội dung về những bài văn, những câu thơ của người Khùa xưa. Cuốn ghi lại cách học võ nhằm rèn luyện sức khỏe để chống lại các bệnh tật, thú rừng. Bên cạnh đó, sách còn viết lại gia phả ghi lại dòng tộc, tổ tiên và cách giáo dục con cháu, khuyên răn con cháu trong nhà làm những điều lành, tránh điều ác, sống thủy chung.

Bộ sách lá có nội dung là những từ kinh Phật khuyên răn chúng sinh làm lành, tránh dữ hay những câu chuyện dân gian gắn bó với lịch sử của người Khùa. Sách được viết bởi thứ chữ Lào cổ do các nhà sư Lào xa xưa thường dùng để viết kinh Phật. Để viết được những cuốn sách như thế này, người viết phải có kiến thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực và phải mất hàng năm trời mới viết xong một cuốn sách.

Công đoạn chuẩn bị cũng hết sức công phu bởi loại lá để viết sách phải được buộc ủ đủ 1 năm trời mới đem sấy khô và viết được chữ lên đó. Mực để viết lên lá là loại mực tàu trộn với mật của một loại cá chỉ sống ở khe suối để chữ viết có thể tồn tại hàng trăm năm không phai mờ.

Hiện nay, người Khùa vẫn dựa vào những nội dung trong những bộ sách lá ra để chỉ dạy cho con cháu và kể lại những câu chuyện dân gian mang đậm bản sắc truyền thống. Đây là những cổ vật của di sản văn hóa vật thể vô cùng quý hiếm cần được bảo tồn và lưu giữ.

http://www.baodaknong.org.vn/di-san-truyen-thong/doc-dao-sach-la-cua-nguoi-khua-88039.html

Nguyễn Hồng (t.h)
(Dẫn nguồn baodaknong)

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null