Độc đáo nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Ba Tơ được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
 
Trình diễn chiêng ba của người Hrê. Nguồn: Truyền hình Quảng Ngãi
Trình diễn chiêng ba của người Hrê. Nguồn: Truyền hình Quảng Ngãi
Từ bao đời nay, chiêng ba gắn bó mật thiết trong đời sống, nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi. Do đó, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, đồng bào Hrê chiếm khoảng 90% tổng người Hrê tại Việt Nam; chiếm 10% dân số của tỉnh và sống tập trung tại ba huyện miền núi phía Tây là Ba Tơ, Minh Long và Sơn Hà. Tuy nhiên, chỉ có người Hrê ở huyện Ba Tơ mới biết trình diễn chiêng ba.
Độc đáo nghệ thuật trình diễn chiêng ba
Chiêng ba là dàn chiêng ba chiếc và có kích cỡ không bằng nhau. Chiếc lớn tên là chinh Vông hay chinh cha, chiếc nhỏ hơn là chinh Tum hay chinh mẹ, chiếc nhỏ nhất là chinh Túc hay chinh con.
Khi trình diễn, chinh Vông được để nghiêng, chinh Tum để nằm, chinh Túc treo trên dây. Khi đánh, chinh Tum đóng vai trò giữ nhịp, chinh Vông và chinh Túc theo giai điệu.
Người đánh chinh Vông và chinh Tum nắm tay trần. Còn đánh chinh Túc, tay phải quấn khăn để tiếng chiêng được ấm. Người đánh chiêng giỏi nhất sẽ đánh chinh Túc, dẫn dàn chinh diễn tấu theo đúng bài bản và nhịp.
Theo Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sây (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ), điểm đặc biệt khi trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Ba Tơ là người trình diễn ngồi ở vị trí ổn định, không di chuyển. Nơi diễn thường là đầu tra - gian khách phía trước của nhà sàn.
Người Hrê có bốn điệu chinh cơ bản là Chinh Năng, Chinh K’oa, Chinh H’lay và Chinh Tuguốc. Chinh Năng là điệu chinh phổ biến, nghe vui nhộn, thúc giục và trữ tình. Chinh K’oa mô phỏng âm thanh của tiếng ếch, nhái kêu, rất khó diễn tấu bởi sự tinh tế, như thể hiện tiếng lòng của người Hrê mong chờ những cơn mưa mang lại màu xanh tươi của núi rừng. Chinh H’lay mô phỏng âm thanh của thác đổ, nước suối chảy. Chinh Tuguốc mô phỏng tiếng hót của một loài chim Tuguốc (tượng thanh), rất gần gũi và thân thương với người Hrê.
Huyện Ba Tơ hiện có 890 gia đình có chiêng, với hơn 900 bộ chiêng ba; có 740 người biết sử dụng chiêng. Trải qua hàng trăm năm, tiếng chiêng ba trở thành âm thanh quen thuộc và gắn bó với lớp lớp người Hrê.
Theo đánh giá của Trưởng phòng Quản lý Văn hóa-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đặng Tấn Khôi, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Ba Tơ rất hay, rất đặc biệt, từ tiết tấu, nhịp điệu, sự phối âm, phối bè, đến sự tài tình, tinh tế của người đánh chiêng. Âm thanh có khởi đầu, có cao trào, có kết thúc, khi trầm hùng, khi náo nức, khi rạo rực thổn thức...
Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê Ba Tơ được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Quyết định số 609/QĐ-BVHTTDL, ngày 3/2/2021. Đây là niềm vinh dự và tự hào của người Hrê huyện Ba Tơ nói riêng và cộng đồng người Hrê trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
Để tiếng chiêng ba mãi vang xa
Tấu chiêng ba hấp dẫn và khiến nhiều người say mê đến vậy nhưng cũng như các loại hình văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều nơi trên cả nước, hoạt động này đã và đang đứng trước những thách thức do sự hòa nhập giữa văn hóa vùng cao với vùng đồng bằng.
Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tơ đã có nhiều nỗ lực trong việc phục hồi và giữ gìn văn hóa của người Hrê, trong đó có có chiêng ba. Hiện nay, ở hầu hết, các xã trên địa bàn huyện đều duy trì được nghệ thuật trình diễn chiêng ba.
Theo ông Lê Cao Đỉnh, Phó trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Ba Tơ, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là lớp trẻ ít quan tâm đến chiêng ba cũng như cách đánh chiêng, trong khi đó những người am hiểu lại ngày càng già đi, nhiều người đã mất. Do đó, địa phương đã và đang nỗ lực giữ gìn văn hóa quý giá này bằng cách mở lớp học, mời nghệ nhân truyền dạy, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ kết hợp diễn xướng cồng chiêng…
 
Nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê huyện Ba Tơ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nguồn: Truyền hình Quảng Ngãi
Nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê huyện Ba Tơ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nguồn: Truyền hình Quảng Ngãi
“Chúng tôi thường xuyên mở các lớp học với sự truyền dạy của nhiều nghệ nhân; vận động những thanh niên đam mê, có năng khiếu đánh cồng chiêng tham gia. Tất cả nhằm truyền đam mê để lưu giữ nghệ thuật đánh cồng chiêng cho thế hệ mai sau," ông Lê Cao Đỉnh nhấn mạnh.
Qua các lớp học, dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của nhiều nghệ nhân, học viên đã có thể đánh thuần thục những bài chiêng truyền thống từ bài cơ bản đến bài khó nhất.
Anh Đinh Văn Kẽm, xã Ba Vinh cho biết khó nhất khi học đánh chiêng là phải đúng điệu nhạc với các thành viên khác trong đội. Lúc mới tập, anh thấy khó. Khi đánh thuần thục bài chiêng đầu tiên, anh thấy rất phấn khích và muốn học thêm nhiều bài khác.
Những ngày cuối năm, bên bếp lửa bập bùng trước nhà sàn, các già làng mang chiêng ba ra đánh, những chàng trai, cô gái Hrê nhảy múa, hát các làn điệu ta lêu, ca choi và thả hồn theo tiếng chiêng.
Ở những nơi có đồng bào Hrê sinh sống, tiếng cồng, tiếng chiêng ba truyền thống tiếp tục rộn vang khắp núi đồi như chào đón một mùa Xuân no ấm, hạnh phúc.
Theo Đinh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.