Doanh nghiệp mệt mỏi vì giá nguyên liệu tăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giá nhiều loại nông sản xuất khẩu đang tăng cao giúp người trồng hưởng lợi nhưng những doanh nghiệp trót ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp lại không thể mua được hàng để bán.

Phía sau kỷ lục của cà phê

Trong những ngày cả nước bước vào kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, ông L.T, giám đốc một công ty xuất khẩu cà phê, lại hết sức ủ dột vì thua lỗ. Chia sẻ với bạn bè thân thiết, ông ngậm ngùi kể đã phải bán cả nhà đất, bán luôn căn hộ vừa mới mua cho con trai ra riêng để đền hợp đồng xuất khẩu. "Hầu hết các công ty xuất khẩu cà phê đều phải ký hợp đồng trước, chốt giá sẵn. Nhưng không ai ngờ giá cà phê lại tăng nhanh như vũ bão, đến giờ này doanh nghiệp nào nếu không có sẵn cà phê trong kho thì đi tìm mua cực kỳ khó, nếu cắn răng thực hiện hợp đồng thì xem như thua lỗ, còn không thực hiện được thì xem như phải đền bù tiền cọc và mất uy tín. Kiểu nào cũng lỗ vốn, như tôi đang phải bán tài sản vì cà phê", ông T. than thở.

Nông dân trúng mùa vì giá cà phê tăng cao nhưng doanh nghiệp gặp khó.

Nông dân trúng mùa vì giá cà phê tăng cao nhưng doanh nghiệp gặp khó.

Chưa đến mức bi đát như doanh nghiệp của ông L.T nói trên nhưng Công ty Liên kết thương mại Toàn Cầu sở hữu thương hiệu cà phê nông sản Meet More cũng lâm cảnh khó khăn vì giá cà phê tăng cao. Trò chuyện với Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc, CEO của doanh nghiệp này, chia sẻ: "Sản phẩm của Meet More mặc dù phối trộn nhiều loại trái cây, nông sản khác, nhưng vẫn sử dụng nguyên liệu cà phê là chính. Đối với các hợp đồng xuất khẩu đã ký, chúng tôi cố gắng thương lượng lại nhưng cũng không thay đổi được bao nhiêu. Trong tình cảnh này chúng tôi chỉ có thể cân đối, tính toán mọi thứ để tiết kiệm chi phí, nếu may mắn hòa vốn là giỏi lắm rồi".

Những ngày trước kỳ nghỉ lễ, giá cà phê trong nước đã tăng vọt đến 133.000 đồng/kg, mức giá cao kỷ lục mọi thời đại. Tuy nhiên, đa phần nông dân đã bán hết ngay từ đầu vụ. Ông Trương Văn Tỵ, chủ vườn cà phê hơn 3 ha tại Đắk Lắk, tiếc nuối: "Khi giá cà phê ở mức 75.000 đồng/kg, tôi đã bán và nghĩ rằng được giá lắm rồi. Nhưng có ngờ đâu giá còn tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng. Nếu tính giá hiện tại thì tôi đã hụt mất hơn 300 triệu đồng rồi".

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hiện nay các đại lý đang tiếp tục giữ hàng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung. Ước tính hiện nay các doanh nghiệp có thể đã không giao được hàng theo hợp đồng đã ký khoảng 150.000 - 200.000 tấn kể từ khi VN bắt đầu vụ thu hoạch vào tháng 10.2023, tương đương với khoảng 10% - 13% sản lượng thu hoạch. Điều này có thể gây ra làn sóng vỡ nợ trong thời gian tới.

Tiêu, điều cũng khổ vì giá tăng

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hạt điều thua lỗ từ nhiều năm qua và đến năm nay thì lại càng lỗ nặng hơn vì giá nguyên liệu tăng cao. Trả lời PV Thanh Niên, ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hội Điều Bình Phước, Tổng giám đốc Công ty CP Long Sơn, than thở: "Mấy năm trước ngành điều khó vì cạnh tranh thu mua nguyên liệu giá cao, tồn kho cao khi đến kỳ trả nợ ngân hàng phải bán ra, dẫn đến thua lỗ. Năm nay thì cũng vòng lẩn quẩn ấy nhưng khốc liệt hơn, mới vào đầu vụ đã lỗ ngay vì giá nguyên liệu tăng quá nhanh. Sáu năm nay, giá bán điều đi xuống, các doanh nghiệp đều ký hợp đồng trước với xu hướng đó. Không ngờ năm nay mất mùa, giá nguyên liệu thô nhập khẩu tăng đến 25%, doanh nghiệp lỡ ký hợp đồng giá thấp thì coi như thua lỗ".

VN có nhiều cơ sở chế biến nhân điều nhưng chưa chủ động được nguyên liệu.
VN có nhiều cơ sở chế biến nhân điều nhưng chưa chủ động được nguyên liệu.

Theo Hiệp hội Điều VN, xuất khẩu nhân điều của VN vẫn chiếm tới 80% tổng sản lượng toàn cầu trong 16 năm liên tiếp, tuy nhiên, lợi thế đang dần đánh mất khi vùng nguyên liệu bị thu hẹp và nhiều nước trồng điều đang dần tự chủ công nghệ chế biến. Ông Vũ Thái Sơn giải thích các nhà máy chế biến điều nhân mọc lên như nấm ở VN nhưng vùng nguyên liệu lại do các nước khác nắm giữ. Tình trạng này khiến các nhà máy hết sức bị động trong việc duy trì sản xuất. "Năm nay mất mùa, lập tức các nước châu Phi hạn chế xuất khẩu và áp giá sàn để có lợi cho nông dân của họ, việc mua bán phải thông qua đấu thầu. Ở Campuchia thì thương nhân Trung Quốc đã nhanh tay thu mua trước, đưa về VN để gia công và xuất khẩu sang Trung Quốc tiêu thụ. Vùng nguyên liệu điều thô trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu của các nhà máy. Năm nay hạn hán, giá tăng cao nhưng năng suất giảm, chất lượng cũng giảm, doanh nghiệp cạnh tranh mua nguyên liệu khó khăn hơn", ông Sơn phân tích.

Tương tự, giá tiêu đã tăng lên mức gần 100.000 đồng/kg nhưng nhiều người vẫn chưa chịu bán. Đại diện một công ty xuất khẩu nông sản tại Đắk Lắk cho biết: "Năm nay, người trồng tiêu không ồ ạt bán ra như những năm trước do có sự hỗ trợ giá của một số loại nông sản khác như sầu riêng, cà phê tăng cao. Nhiều người sẵn sàng trữ đến 2 - 3 năm vì có nguồn thu nhập khác. Thậm chí có người nói rằng nếu giá tiêu xuống thấp thì sẽ không trồng nữa mà trồng các loại cây khác như sầu riêng, cà phê để có giá cao hơn. Chính vì vậy doanh nghiệp hiện nay thu mua hồ tiêu rất khó khăn, nên chúng tôi tạm thời chưa dám ký hợp đồng mới".

Tại hội nghị giao ban với các thương vụ VN ở nước ngoài do Bộ Công thương tổ chức mới đây, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị VN (VPSA), chia sẻ: "Thời điểm cách đây một năm, giá hồ tiêu ở mức

67.000 đồng/kg nhưng hiện nay đã tăng lên 97.000 - 98.000 đồng/kg, tương đương mức tăng 44%. Giá tăng như thế này thì rất vui cho bà con nông `dân nhưng cũng rất khó khăn cho doanh nghiệp thu mua vì người dân chủ động găm hàng. Một trong những nguyên chính thúc đẩy giá hồ tiêu tăng là do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng VN. Hiện tượng thời tiết hạn hán kéo dài dẫn đến sản lượng hồ tiêu năm nay giảm 10% xuống khoảng 170.000 tấn so với năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng

5 năm gần đây. Trong khi đó, người tiêu dùng trên thế giới cũng chưa chấp nhận việc tăng giá quá nhanh nên vẫn không đồng ý điều chỉnh nhiều. Chính vì vậy tạo nên sự giằng co trên thị trường và rủi ro rất cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu".

Các nước sản xuất điều thô đang đẩy giá tăng cao

Đối với ngành điều, ông Vũ Thái Sơn khuyến cáo: "Trong bối cảnh các nước sản xuất điều thô đang áp dụng những hình thức hạn chế xuất khẩu, đẩy giá tăng cao, các nhà máy ở VN cần liên kết, đoàn kết lại. Trước mắt là phải giảm công suất nhà máy, không nên tăng mua nguyên liệu bằng mọi giá. Ví dụ như công suất chế biến của anh 50 tấn/ngày thì nên giảm lại 40 tấn/ngày thôi. Chỉ có cách này mới giúp cho nhà cung cấp nguyên liệu giảm giá bán điều thô, chứ với đà tăng như hiện nay thì doanh nghiệp VN càng bán càng lỗ".

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.