Đóa hồng trong mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua khung cửa kính, tôi lặng ngắm bụi hồng đã nở thắm cả một khoảng sân lặng gió. Ngớt mưa, tôi vội chạy ra, đưa tay nâng cành hồng bé bỏng. Những cánh hoa thấm đẫm nước cánh bết và cúi cả bông xuống. Trên nụ hoa chúm chím, những giọt nước tròn đầy đã đậu lại trong suốt. Tôi khệ nệ di chuyển những chậu hồng vào hiên nhà. Sợ hồng bị nước ngấm, tôi lấy những thanh tre mảnh, cắm xuống đất rồi cột rút dây lại, cho hồng có chỗ dựa mà leo, mà bám, đợi mùa nắng về…
Xứ mình nhiều nắng, mà hồng là loại cây ưa ánh sáng nên rất dễ trồng. Chỉ cần kiếm khoảng đất, chậu hoặc vườn, cắt cành về giâm ở nơi mát cho ra rễ rồi bê chậu ra sáng. Tốt nhất nên trồng ở đất và bón lót kỹ.
Hoa hồng cũng như những loài cây khác, thích sự phóng khoáng, dù chậu có chăm bẵm, ươm mớm cũng không cho hoa thắm đượm như khi đưa cây ra bờ rào hay cổng có nhiều nắng. Cây cứ bám lấy hàng rào mà vươn lên. Ở cổng nhà tôi, bụi hồng ra đến hàng trăm bông mỗi đợt, tỏa hương thơm ngát cả khoảng sân.
Những ngày mưa, bụi hồng ủ lá xanh um, những chiếc gai cũng bớt nhọn mà tròn béo múp míp. Thi thoảng, mấy chị nhà bên đi ngang, thế nào cũng dừng lại ngó nghiêng, trầm trồ khen hoa đẹp và xin cành hồng bánh tẻ về giâm; một vài em đang tuổi học trò ngang qua cũng dừng lại chụp hình.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: Huyền Trang
Tôi đặt tên cho từng nhành hoa theo cách riêng của mình. Đó là tên của những người bạn yêu thích loài hoa này đến độ, không chỉ trồng, họ còn giâm những cành hồng bánh tẻ chia cho bạn bè để cùng nhau làm đẹp khu vườn.
Không chỉ nhận mầm cây, tôi còn được các bạn bày cho kỹ thuật chăm sóc cây. Ví dụ như, cũng là cây hồng nhung, nhưng mỗi người trồng lại cho màu hoa đậm nhạt khác nhau, kích thước bông cũng khác, đó là bởi tay người vun xới. Vậy nên, mỗi khi nấu cơm, tôi vẫn thường lấy nước vo gạo để dành tưới cho những cành hồng chớm nụ.
Tôi nghĩ cũng như con người, cây cối cần nhiều dưỡng chất trong thời kỳ khai hoa nở nhụy. Sau một đợt hoa dài, nếu người trồng không cắt hoa đi mà để tự tàn, cây sẽ xơ xác, héo rũ. Để tránh điều này, tôi bắc chiếc thang cao, tỉa bớt những bông hoa sắp tàn, trả lại cho gốc, để lứa hoa mai đây thấm màu, đủ vị, đượm hương.
Ngắm những đóa hồng trong mưa, tôi nhớ đến câu nói “Hoa hồng đẹp vì hồng có gai, vì có gai nên hồng mới đẹp”. Tôi chợt liên tưởng đến hình ảnh những người phụ nữ. Trải qua thời gian, va chạm, sóng gió thì vẻ đẹp của người phụ nữ thêm bộc lộ và lan tỏa. Bởi suy cho cùng, cái đẹp của người phụ nữ không chỉ đơn thuần là má phấn môi son mà còn là sự vươn lên mạnh mẽ, tựa như những nhành hồng trong mưa.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.