Dinh dưỡng ít biết về xương rồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cây xương rồng phổ biến ở các sa mạc Bắc Mỹ và Mexico. Xương rồng có thể ăn tươi, đôi khi được làm thành mứt- theo Livestrong.

 

 



Giá trị dinh dưỡng

Một cốc xương rồng có chứa 61 calo, ít hơn 1 gram protein, ít hơn 1 gram chất béo và hơn 14 gram carbohydrate. Nó cũng có 5,4 gam chất xơ. Là một loại thực phẩm giàu chất xơ, xương rồng là lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe.

Giàu vitamin C

Mỗi 1 cốc xương rồng có chứa 20,9 miligram vitamin C - loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Vitamin C giúp sản xuất collagen, chất đạm giúp giữ cho da, dây chằng, sụn và mạch máu khỏe mạnh. Vitamin C cũng rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và giữ xương chắc khỏe.

Giàu chất chống oxy hóa

Do chứa hàm lượng vitamin C, xương rồng cũng được biết đến với tính chất chống oxy hóa của nó. Cây xương rồng còn chứa nhiều chất flavonoid với 8 loại khác nhau. Một nghiên cứu năm 2004 trong Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ phát hiện cây xương rồng làm giảm đáng kể thiệt hại do lipid gây ra. Nó cũng giúp cải thiện tình trạng chống oxy hóa tổng thể ở người lớn khỏe mạnh giúp chống lại stress oxy hóa.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.