Điện thoại đang sạc phát nổ khiến người phụ nữ chấn thương nặng tay, mặt, cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sử dụng điện thoại khi đang sạc pin, bất ngờ máy phát nổ khiến bàn tay người phụ nữ dập nát, tổn thương nặng vùng mặt, cổ

Ngày 6-8, Bệnh viện Bắc Thăng Long (Hà Nội) cho biết tại đây vừa tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân (37 tuổi, ở Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng bị chấn thương nặng do nổ điện thoại khi vừa sạc vừa sử dụng.

Tại thời điểm nhập viện bệnh nhân bị dập nát bàn tay phải, gây lộ gân, xương, đa chấn thương vùng mặt, cổ, phần mềm vùng ngực, bụng và nhiều vùng khác trên cơ thể.

Cánh tay của bệnh nhân bị dập nát. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Cánh tay của bệnh nhân bị dập nát. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhân được xử trí ban đầu sau đó được chuyển tuyến đến Bệnh viện Việt Đức điều trị tiếp.

Trước đó, cuối tháng 7 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cũng tiếp nhận nam bệnh nhi 7 tuổi chấn thương nặng vùng bẹn bìu, chảy nhiều máu do dùng điện thoại khi sạc dự phòng.

Bệnh nhi vào viện trong tình trạng bị lóc da toàn bộ dương vật, vỡ vật hang, lóc da lộ tinh hoàn 2 bên, dập nát phần mềm rộng vùng bẹn bìu, đặc biệt là rách động mạch và tĩnh mạch đùi bên phải.

Các bác sĩ cảnh báo tổn thương do vật nổ nói chung, do sạc điện thoại nói riêng, thường rất nặng và phức tạp. Đáng nói, chấn thương dập nát do nổ có nguy cơ phải cắt cụt các chi của cơ thể rất cao. Ngoài ra, nạn nhận còn có thể bị mù mắt, sẹo... để lại di chứng suốt đời.

Trước sự việc trên, bác sĩ khuyến cáo không dùng điện thoại khi đang sạc pin. Không nên dùng điện thoại khi ngồi cạnh khu vực tỏa ra lượng nhiệt lớn như bếp lò, dưới trời nắng nóng... vì thiết bị có thể hấp thụ nhiệt, nóng lên và phát nổ. Nên sử dụng thiết bị công nghệ chính hãng, có kiểm duyệt an toàn...

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.