Diễn biến mới nhất sức khoẻ nạn nhân vụ lũ quét ở Làng Nủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một số nạn nhân trong vụ lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ hiện vẫn nguy kịch, đa chấn thương, tiên lượng nặng do hội chứng vùi lấp

Ngày 14-9, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết 2 nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), vẫn đang được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, tuy nhiên tình trạng vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Các y bác sĩ đang nỗ lực hết sức để chữa cho 2 nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ

Các y bác sĩ đang nỗ lực hết sức để chữa cho 2 nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ

Bé gái M.H.T. Ng. (11 tuổi, dân tộc Tày) hiện điều trị tại Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai), phải thở máy, tiên lượng nặng.

Lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa cho biết bé Ng. bị viêm phổi, hội chứng vùi lấp, đa chấn thương phức tạp và có cả tình trạng sặc nước. Điều dưỡng thực hiện bơm rửa dạ dày cho bệnh nhi, có rất nhiều bùn đất.

Theo bác sĩ điều trị hiện bệnh nhi vẫn rất nặng, các bác sĩ đang nỗ lực hết sức, tập trung mọi nguồn lực, thuốc men tốt nhất, hi vọng cháu sẽ qua cơn nguy kịch

Trong vụ lũ quét, 4 người trong gia đình bé gồm bà ngoại, mợ và hai con của cậu đã tử vong. Bố mẹ bệnh nhi làm thợ xây ở Hà Nội, anh trai của bệnh nhi đi học nên thoát nạn.

Ngoài ra, nam bệnh nhân H.V.V. (31 tuổi, dân tộc Tày) cũng là nạn nhân trong vụ lũ quét thôn Làng Nủ, tình trạng vẫn rất nặng nề. Hiện bệnh nhân đang phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn, lọc máu liên tục phối hợp lọc máu hấp phụ, kháng sinh phổ rộng tối ưu, nội soi bơm rửa phế quản, truyền các chế phẩm máu...

Tại Bệnh viện Việt Đức, đang điều trị một trường hợp nam bệnh nhân trong vụ lũ quét được chuyển đến ngày 11-9, tiên lượng rất nặng.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng chấn thương sọ não, chấn thương ngực, chấn thương bụng kín, tổn thương mạch máu, tổn thương tĩnh mạch khoeo trái, gãy phức tạp 1/3 trên 2 xương cẳng chân trái.

Đoàn bác sĩ Bệnh viện Việt Đức hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên (Lào Cai) khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn bác sĩ Bệnh viện Việt Đức hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên (Lào Cai) khắc phục hậu quả bão số 3

Để giữ lại mạng sống cho nam bệnh nhân 29 tuổi, bác sĩ đã phẫu thuật khẩn cấp, cắt bỏ 1/3 chân trái dập nát. Hàng loạt thiết bị máy móc hiện đại được áp dụng để giúp nạn nhân duy trì mạng sống.

Ngoài ra, tay trái của bệnh nhân đã có chỉ định phải cắt bỏ. Bệnh nhân phải thở máy, lọc máu, hồi sức tích cực…

Được biết, gia đình người bệnh có 8 người nhưng 7 người đã mất trong vụ sạt lở do lũ quét. Người bệnh được cơ quan chức năng tại địa phương tìm thấy và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Do tình trạng bệnh nặng người bệnh được đưa xuống Bệnh viện Việt Đức để cấp cứu và điều trị.

Trước đó, khoảng 6 giờ sáng 10-9, tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai, đã xảy ra vụ lũ quét tang thương.

Những ngày qua hàng trăm cán bộ chiến sĩ quân đội, công an, dân quân, người dân đã tiếp tục chia hai khu vực trọng điểm là đầu nguồn và cuối nguồn rà soát từng ngóc ngách, bờ suối, bụi cây... để tìm kiếm thi thể người mất tích.

Hiện số người mất tích sau vụ lũ quét Làng Nủ còn 36 người. Số người chết được xác định đến chiều 13-9 là 48 người và số người an toàn là 57 người.

Dưới đây là hình ảnh điều trị, chăm sóc bệnh nhân thôn Làng Nủ và công tác khắc phục Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên sau mưa lũ:

Chiều ngày 14-9, đại diện Bệnh viện Việt Đức đã đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai hỗ trợ bệnh viện trong công tác chăm sóc, điều trị người bệnh. PGS-TS Nguyễn Mạnh Khánh, Trưởng đoàn công tác đã chia sẻ những mất mát nặng nề do bão số 3 mà người dân huyện Bảo Yên phải trải qua, đặc biệt là những nạn nhân tại thôn Làng Nủ trong bối cảnh khắc nghiệt.

Chiều ngày 14-9, đại diện Bệnh viện Việt Đức đã đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai hỗ trợ bệnh viện trong công tác chăm sóc, điều trị người bệnh. PGS-TS Nguyễn Mạnh Khánh, Trưởng đoàn công tác đã chia sẻ những mất mát nặng nề do bão số 3 mà người dân huyện Bảo Yên phải trải qua, đặc biệt là những nạn nhân tại thôn Làng Nủ trong bối cảnh khắc nghiệt.

Bệnh nhi này mất toàn bộ gia đình trong vụ lũ quét kinh hoàng. Hiện em chỉ còn lại một mình và được bà ngoại chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên

Bệnh nhi này mất toàn bộ gia đình trong vụ lũ quét kinh hoàng. Hiện em chỉ còn lại một mình và được bà ngoại chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên

PGS Nguyễn Mạnh Khánh thăm khám cho người bệnh tại bệnh viện

PGS Nguyễn Mạnh Khánh thăm khám cho người bệnh tại bệnh viện

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên cấp cứu người bệnh

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên cấp cứu người bệnh

Đường vào khu vực Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên còn nhiều đất đá do sạt lở

Đường vào khu vực Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên còn nhiều đất đá do sạt lở

Những ngày qua nhân viên y tế bệnh viện nỗ lực thu dọn bệnh viện

Những ngày qua nhân viên y tế bệnh viện nỗ lực thu dọn bệnh viện

Nhiều thiết bị, đồ dùng tại bệnh viện bị hư hỏng nặng do bão lũ

Nhiều thiết bị, đồ dùng tại bệnh viện bị hư hỏng nặng do bão lũ

Những ngày qua nhiều hàng cứu trợ, ủng hộ đã được chuyển đến bệnh viện

Những ngày qua nhiều hàng cứu trợ, ủng hộ đã được chuyển đến bệnh viện

Theo N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.