"Điếc mũi" vì mùi phân heo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có nhiều cách để khắc phục tình trạng ô nhiễm từ phân và nước thải do chăn nuôi gây ra, mà đơn giảm nhất là xây dựng hầm khí biogas. Song nhiều hộ chăn nuôi đã không thực hiện tốt điều này để đảm bảo lợi ích hài hòa với cộng đồng xung quanh.

Đã từ nhiều năm nay, những hộ dân trên đoạn đường 162/84 Trường Chinh (TP. Pleiku) đã phải “sống chung” với mùi phân heo hôi thối bốc ra từ 2 hộ chăn nuôi heo gần đó là nhà bà Phương (số nhà 162/84/22 Trường Chinh) và nhà bà Sương (số nhà 162/84/18 Trường Chinh). “Tôi chỉ muốn thoát khỏi cảnh này sớm chừng nào tốt chừng ấy thôi. Quá nhiều năm rồi”-chị Nguyễn Thị Ngọc Thuý, một người dân sống trên đoạn đường này ngán ngẩm bày tỏ.

 

Khu nước thải số nhà 162/84/22 Trường Chinh. Ảnh: H.D
Khu nước thải số nhà 162/84/22 Trường Chinh. Ảnh: H.D

Chị cho biết, 2 hộ này đã chăn nuôi heo từ rất lâu, nhưng hầu như không có biện pháp nào để xử lý phân và nước thải. Cứ tới giờ cao điểm như từ 5-7 giờ sáng, 11 giờ trưa hoặc 4-5 giờ chiều trở đi là cả xóm chịu không nổi. “Khổ nỗi, đó toàn là giờ dùng cơm. Muốn có bữa cơm ngon cũng không ngon nổi.”-chị Thuý ngán ngẩm. Còn mùa mưa, phân heo thấm qua tường nhà phía sau cạnh hố phân, có chỗ chảy thành dòng theo con mương nhỏ ngay trong khuôn viên nhà hàng xóm, hôi lại càng hôi.

Theo phản ánh của những người dân nơi đây, vì chuồng nuôi nằm phía sau nhà nên từ phía trước cổng nhìn vào hoàn toàn không thấy được khu nuôi heo cũng như khu nước thải. Tuy nhiên, nếu bắt thang nhìn qua tường từ những ngôi nhà phía sau, có thể thấy khu nước thải rộng chừng 15 m2 đen ngòm và bốc mùi hôi thối để lộ thiên của ngôi nhà 162/84/22 Trường Chinh.

Kể từ khi những hộ này nuôi heo kèm theo mùi hôi thối từ phân và nước thải, ai cũng khó chịu nhưng là hàng xóm, láng giềng nên ngại không nói. Hầu như ai cũng phải sống trong cảnh chịu đựng. “Tôi chuyển về đây sống 4 năm là 4 năm sống chung với mùi phân heo. Nhà rất nhiều cửa và cửa sổ nhưng lúc nào cũng phải đóng kín, tôi không dám mở”-một người dân khác cho hay.

Trao đổi điều này với ông Hạc, tổ trưởng tổ dân phố 8, phường Phù Đổng, ông cho biết: “Với chức năng, nhiệm vụ của mình, những năm trước, tôi cùng anh em ở phường cũng nhiều lần xuống nhắc nhở, sau đó họ có xây hầm biogas nhưng không đủ để xử lý số phân và nước thải thải ra nên vẫn bốc mùi hôi. Lần gần đây nhất, theo đơn khiếu nại của người dân, chúng tôi cũng lại xuống lập biên bản và họ cũng cam kết sẽ chấm dứt tình trạng này, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định. Vẫn biết là ai cũng vì miếng cơm manh áo, nhưng kéo dài như thế này mãi không được”.

Được biết, cách đây không lâu, người dân có viết đơn kiến nghị lên phường. Sau đó có đoàn cán bộ phường về làm việc và có lập biên bản, yêu cầu sau 30 ngày, 2 hộ gia đình phải di dời địa điểm chăn nuôi heo hoặc phải có phương pháp xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh gây ô nhiễm mùi hôi. 2 gia đình đã cam kết sẽ thực hiện di dời. Tuy nhiên từ đó đến nay đã hơn thời hạn 1 tháng, cả 2 gia đình đều chưa có động thái xử lý nào, và mùi hôi vẫn còn nguyên. Có lẽ chính quyền địa phương cần có động thái hợp lý để chấm dứt tình trạng này.

Đối với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 179/2013/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường.
2. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần bị xử phạt như sau
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.