Dịch tại Chư Sê thuộc mức 3, toàn tỉnh Gia Lai có 3 xã thuộc mức 4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Báo cáo số 739/BC-BTT ngày 5-12 của Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống Covid-19 tỉnh Gia Lai, đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế, toàn tỉnh Gia Lai thuộc mức 2.
Ở cấp huyện: có 10/17 huyện, thị xã thuộc mức 1 (mức bình thường mới), gồm: thị xã An Khê, Ayun Pa; các huyện: Chư Prông, Ia Pa, Krông Pa, Kông Chro, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang, Chư Păh. 
Có 6/17 huyện, thành phố thuộc mức 2 (mức nguy cơ trung bình), gồm: TP. Pleiku, các huyện: Đak Đoa, Đak Pơ, Phú Thiện, Chư Pưh, Ia Grai. 
Riêng huyện Chư Sê thuộc mức 3 (mức nguy cơ cao). 
Cấp xã, phường, thị trấn: có 185/220 xã, phường, thị trấn thuộc mức 1. 
Lực lượng chức năng chuẩn bị triển khai lấy mẫu xét nghiệm diện rộng tại 7 làng trên địa bàn xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa. Ảnh: Như Nguyện
Lực lượng chức năng chuẩn bị triển khai lấy mẫu xét nghiệm diện rộng tại 7 làng trên địa bàn xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa). Ảnh: Như Nguyện
Có 23/220 xã, phường, thị trấn thuộc mức 2, gồm: xã: Kdang, Nam Yang (huyện Đak Đoa); xã Ayun Hạ, Ia Piar, Ia Ake (huyện Phú Thiện); Tân An (huyện Đak Pơ); xã Al Bá, Ia Glai, Kông Htok (huyện Chư Sê); xã Ia Rong, Ia Hrú, Ia Phang và thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh); xã Ia O, Ia Dêr (huyện Ia Grai); xã Chư Gu (huyện Krông Pa); xã Ia Vê (huyện Chư Prông) và các phường: Thắng Lợi, Chi Lăng, Tân Sơn, Hội Thương, Trà Bá, xã Chư Á (TP. Pleiku). 
Có 9/220 xã, phường, thị trấn thuộc mức 3, gồm: xã Biển Hồ (TP. Pleiku); thị trấn Chư Sê, xã Dun, Ia Blang, Ia Hlốp (huyện Chư Sê); xã Ia Dreng, Ia Hla (huyện Chư Pưh); xã Ia Krai (huyện Ia Grai); xã Đak Rong (huyện Đak Đoa). 
Có 3/220 xã, phường, thị trấn thuộc mức 4 (mức nguy cơ rất cao) gồm: xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa); xã Ia Pal (huyện Chư Sê); thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện).
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.