Dịch COVID-19 ngày 6-9: Toàn thế giới đã 27 triệu ca nhiễm, Ấn Độ sắp vượt Brazil

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo WorldOMeters, tính đến sáng ngày 6-9, toàn thế giới có tổng cộng 27.040.175 ca COVID-19, 882.949 trường hợp tử vong và 19.137.300 bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH


Bộ Y tế Brazil hôm 5-9 ghi nhận thêm 30.168 ca nhiễm và 682 người tử vong vì dịch bệnh trong vòng 24 giờ. Kể từ khi COVID-19 bùng phát, Brazil đã ghi nhận khoảng 4,1 triệu ca bệnh, trong khi đó con số tử vong chính thức tại đây là 126.203.

Brazil là quốc gia có số ca nhiễm và trường hợp tử vong vì COVID-19 cao thứ 2 thế giới. Ấn Độ, quốc gia mới ghi nhận hơn 4 triệu bệnh nhân mắc bệnh mới đây, có khả năng sẽ vượt qua Brazil.

Trong khi đó, cơ quan y tế Pháp hôm 5-9 ghi nhận 8.550 ca nhiễm mới, giảm xuống so với con số 8.975 ca mới hôm 4-9. Số bệnh nhân qua đời vì đại dịch tại Pháp hiện là 30.698, trong khi tổng số người bệnh là 317.706.


 

Người dân Paris thực hiện quy định đeo khẩu trang chống COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Người dân Paris thực hiện quy định đeo khẩu trang chống COVID-19 - Ảnh: REUTERS



Ứng viên phó tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, bà Kamala Harris, cùng ngày tuyên bố sẽ không nghe một mình lời nói của Tổng thống Donald Trump về vấn đề vắcxin COVID-19.

Trả lời phỏng vấn của đài CNN (Mỹ), bà Harris cho rằng ông Trump đã nhiều lần đè nén ý kiến của giới chuyên gia về đại dịch. Bà lo lắng rằng việc làm này sẽ tái diễn trong vấn đề liên quan đến vắcxin.

Mỹ hiện có ít nhất 6,2 triệu người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 và mất đi 187.833 người vì đại dịch.

Trước áp lực dư luận về cách Washington phản ứng với dịch bệnh, Tổng thống Trump đã hứa hẹn Mỹ sẽ có vắcxin trước ngày 3-11, tức ngày bầu cử tổng thống Mỹ.

Bà Harris cho rằng ông Trump có thể cố thực hiện lời hứa này để bảo vệ hình ảnh, mặc cho vắcxin mới có chưa được thử nghiệm đầy đủ.

Trong một tuyên bố mới, Nhà Trắng nêu ra rằng tuyên bố của bà Harris về việc chính trị can thiệp vào quá trình tìm kiếm vắcxin "không chỉ sai trái mà còn nguy hiểm đối với công chúng Mỹ".


 

 Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH



Theo NGUYÊN HẠNH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.