'Địa ngục trần gian' một thời ở Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà lao Pleiku là nơi ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng năm 1925 trên một đồi cao ở đường Yết Kiêu, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, Gia Lai. Diện tích của khu trại giam khoảng 7 ha, bao quanh là những bức tường cao 3 m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai.
Nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng năm 1925 trên một đồi cao ở đường Yết Kiêu, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, Gia Lai. Diện tích của khu trại giam khoảng 7 ha, bao quanh là những bức tường cao 3 m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai.
Trước khi tù chính trị nổi dậy giải phóng nhà lao vào năm 1975, đây là nơi Pháp và Mỹ giam cầm những người yêu nước, thực hiện nhiều hành động tra tấn dã man.
Trước khi tù chính trị nổi dậy giải phóng nhà lao vào năm 1975, đây là nơi Pháp và Mỹ giam cầm những người yêu nước, thực hiện nhiều hành động tra tấn dã man.
 Nhà lao Pleiku có 18 phòng giam và 2 chuồng cọp. Mỗi phòng có diện tích 10 m2 với 2 ô cửa nhỏ nhưng giam đến 120 người.
Nhà lao Pleiku có 18 phòng giam và 2 chuồng cọp. Mỗi phòng có diện tích 10 m2 với 2 ô cửa nhỏ nhưng giam đến 120 người.
Thực dân Pháp phân loại người tù theo từng cấp bậc, thương tật, vùng miền để dễ kiểm soát.
Thực dân Pháp phân loại người tù theo từng cấp bậc, thương tật, vùng miền để dễ kiểm soát.
Dãy nhà giam chính chia làm 5 phòng, trong đó phòng số 5 giam tù chính trị nguy hiểm nhất.
Dãy nhà giam chính chia làm 5 phòng, trong đó phòng số 5 giam tù chính trị nguy hiểm nhất.
 Phòng số 5 chia thành 8 xà lim, mỗi xà lim rộng 1,6 m, dài 2 m. Trong đó có 2 xà lim chẹt chỉ rộng khoảng 0,5 m, mỗi phòng có một tấm ván gỗ chia thành 2 tầng. Người bị nhốt bên trong những phòng này thường bị ngất vì thiếu không khí để thở và tra tấn bằng nhiều hình thức.
Phòng số 5 chia thành 8 xà lim, mỗi xà lim rộng 1,6 m, dài 2 m. Trong đó có 2 xà lim chẹt chỉ rộng khoảng 0,5 m, mỗi phòng có một tấm ván gỗ chia thành 2 tầng. Người bị nhốt bên trong những phòng này thường bị ngất vì thiếu không khí để thở và tra tấn bằng nhiều hình thức.
Nhà tù Pleiku ngày nay không còn nguyên vẹn nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật, dấu vết của cuộc chiến tranh.
Nhà tù Pleiku ngày nay không còn nguyên vẹn nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật, dấu vết của cuộc chiến tranh.
 Khung cửa gỗ ở khu nhà giam chính.
Khung cửa gỗ ở khu nhà giam chính.
 Ở ngay cửa vào là nhà trưng bày, nơi du khách có thể xem lại các tư liệu, hình ảnh về cuộc đấu tranh kiên cường và bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trước quân xâm lược.
Ở ngay cửa vào là nhà trưng bày, nơi du khách có thể xem lại các tư liệu, hình ảnh về cuộc đấu tranh kiên cường và bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trước quân xâm lược.
 Hiện tại, đây là một trong những điểm tham quan dành cho du khách muốn tìm hiểu lịch sử khi có dịp đến thăm Gia Lai. Nhà lao mở cửa miễn phí.
Hiện tại, đây là một trong những điểm tham quan dành cho du khách muốn tìm hiểu lịch sử khi có dịp đến thăm Gia Lai. Nhà lao mở cửa miễn phí.



Phong Vinh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".