Đi cà phê, ngắm Sài Gòn xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Họ là những người trẻ, sinh ra và lớn lên ở Sài thành, yêu mảnh đất sôi động, phồn hoa và yêu lắm một Sài Gòn xưa bình dị, phóng khoáng, thanh lịch qua lời kể của ông bà, cha mẹ.

Nhiều khách thích sự mộc mạc và không gian tái hiện Sài Gòn những năm 1980
Nhiều khách thích sự mộc mạc và không gian tái hiện Sài Gòn những năm 1980
“Giữa một thành phố hối hả, nhộn nhịp, người xa quê sẽ tìm được những kỷ niệm tuổi thơ của chính mình là niềm vui lớn nhất"-ông chủ trẻ Nguyễn Tuấn Kiệt

Từ đó, họ cho ra đời những tiệm cà phê để lưu giữ, tái hiện không gian xưa. Điểm chung của những quán cà phê này là mang đến sự bình yên. Và những quán cà phê này đều nằm ở Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

Chiếc đĩa than,
 điện thoại cổ hay bức họa “cô Ba Sài Gòn”

Buổi tối, trong không gian nhỏ với ánh đèn dầu ấm cúng, chiếc máy cassette cũ rè rè ở quán cà phê nằm trên con đường nhỏ Trương Quyền phát ra những bản nhạc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên đầy cảm xúc.

“Cuối tuần, mình và bạn bè thường đến đây nghe nhạc, trò chuyện với nhau. Quán ấm cúng, mộc mạc giúp mình thấy nhẹ nhàng, dễ chịu”-chị Thùy Linh, một khách đến quán, nhận xét. Chị Linh cho biết khi đến đây, mọi người tạm quên đi chiếc điện thoại, dành trọn thời gian nói chuyện với nhau, đôi khi thả hồn “phiêu” theo một giai điệu nào đó.

Với không gian vừa đủ, mỗi góc bày biện bàn ghế gỗ xưa cũ, tivi trắng đen, máy đánh chữ, điện thoại cổ, thật chăm chút, cẩn thận, có “gu”. Đặc biệt, bức họa “cô Ba Sài Gòn” hay những tấm mành tre vẽ quảng cáo giúp khách hiểu hơn về văn hóa Sài Gòn xưa.

“Quán mình tái hiện không gian những năm 1980. Mình mong muốn ai đến đây cũng đều thoải mái như trở về chính ngôi nhà của mình vậy”-Thúy Quyên (27 tuổi, chủ quán) cho biết.

Cũng chọn vị trí ở một con đường không quá tấp nập của Q.3 là Trần Quốc Toản, một tiệm cà phê khác nằm trên lầu 1 với nền gạch hoa văn đặc trưng của những căn nhà mấy chục năm tuổi.

Với cách nói chuyện từ tốn, chủ quán là anh Trần Huyền Quang (29 tuổi) cho biết quán tái hiện căn nhà của một gia đình trí thức, phía trước quầy pha chế là phòng khách có bancông, sau quầy pha chế là phòng ăn, sau cùng là gian bếp.

Không gian ấy càng hoài cổ hơn khi bố trí các vật dụng thời xưa như điện thoại, máy đánh chữ, tivi. Trong đó, tất cả những vật dụng này đều còn sử dụng được. Điều hấp dẫn khách đến đây còn là những bản nhạc phát ra từ những chiếc đĩa than hay băng cassette cũ.

 

Nghe những bài ca phát ra từ chiếc máy hát đĩa than là nét độc đáo ở một quán cà phê tại Sài Gòn
Nghe những bài ca phát ra từ chiếc máy hát đĩa than là nét độc đáo ở một quán cà phê tại Sài Gòn


Sống chậm và lắng lại

“Ngay từ khi mới 12-13 tuổi, mình đã hình dung người Sài Gòn hồi ấy nghĩa hiệp, phóng khoáng, thanh lịch khi nghe ba mình kể chuyện. Học cấp III xong, mình ấp ủ làm một quán cà phê với không gian xưa cũ như vậy”-Huyền Quang kể.

Mãi đến đầu năm 2016 Quang mới thực hiện được ý tưởng sau 10 năm ấp ủ.

“Khi quán ra đời thì ba mình mất rồi” - Quang thổ lộ. Anh cho biết mỗi món đồ ở quán đều có cái duyên của nó. Có những vật dụng gia đình có sẵn, cũng có cái tình cờ anh nhặt ngoài đường khi người ta đem bỏ như lavabor, bức tượng cũ...

“Có bác ở chung cư nọ, thấy mình làm quán nên bác mang sang cho bộ bàn ghế kia” - chỉ bộ bàn ghế đã bong tróc sơn, tấm nệm lót đã cũ sờn theo thời gian Quang nói.

 

Một “góc ký ức” ở tiệm cà phê
Một “góc ký ức” ở tiệm cà phê


Còn Thúy Quyên là một cô gái hiện đại nhưng luôn ấn tượng một không gian Sài Gòn xưa. Học ngành marketing, ra trường đi làm một thời gian thì Quyên nghỉ ngang.

“Thấy trong các quán cà phê hiện đại, bạn trẻ sống hối hả quá. Mình mong có một nơi để mọi người sống chậm lại, lắng lại để suy nghĩ, để tìm cảm giác yên bình” - Quyên chia sẻ.

Rồi thật tình cờ khi coi album ảnh cưới của cha mẹ, nhìn cách ăn mặc, các vật dụng thời ấy thì ý tưởng về cà phê Sài Gòn xưa lóe lên trong Quyên.

“Lúc nói ý tưởng, mẹ mình lôi ra nhiều vật dụng như ly chén bằng sành, sứ, gốm, những chiếc muỗng bằng nhôm máy bay cho mình vì hồi xưa mẹ từng bán cà phê. Cùng đó, mình đi kiếm, sưu tầm các vật dụng cũ từ nhiều nơi như bến Bình Đông, chợ đồ cũ bên Q.4” - Quyên kể.

Và Quyên rất vui, có nhiều cảm hứng hơn khi quán ra đời, khá đông người lớn tuổi, Việt kiều cũng như người nước ngoài đến thưởng thức.

Theo Tuoitre

Vé đi tuổi thơ
Chiếc máy quạt thóc đưa khách trở về tuổi thơ gắn với đồng quê
Chiếc máy quạt thóc đưa khách trở về tuổi thơ gắn với đồng quê

“Tuổi thơ của mình nhiều gắn bó với những trò chơi trốn tìm, ô ăn quan, những câu đồng dao “Nu na nu nống”. Đó là ý tưởng để mình mở tiệm cà phê này” - Nguyễn Tuấn Kiệt (26 tuổi, chủ quán cà phê trên đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3) cho biết.

Bước vào quán, khách như được trở về với tuổi thơ vùng thôn quê miền Tây, cụ thể là Tiền Giang - quê của Kiệt. Ngồi nhâm nhi ly cà phê và hướng mắt nhìn ra ô cửa xanh mát của giậu mồng tơi, bầu bí, mướp giữa Sài Gòn hối hả là niềm vui của nhiều người.

Trong quán có nhiều đồ vật gắn với tuổi thơ như máy quạt thóc bằng gỗ, chụp đèn làm từ lồng gà, rơm rạ khô được bện thành những ổ lót trứng, chiếc gạcmăngrê biến thành tủ đựng ly. Đặc biệt, những “bữa cơm mẹ nấu” được bày trong những chiếc chén, đĩa, thố đất nhỏ xíu mộc mạc.

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).