Đến Tà Xùa, ngắm mây, thưởng trà sống đời tiêu dao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không phải “phượt” thủ nào đến Tà Xùa cũng nghĩ đến việc ngồi nhâm nhi tách trà ngon, ngắm mây trôi bềnh bồng lướt ngang. Nếu đi Tà Xùa chỉ để ngắm mây, đó quả là một điều đáng tiếc.
Tà Xùa giáp ranh với hai tỉnh Yên Bái và Sơn La, cách Hà Nội chừng 200 km. Sở hữu địa hình núi chồng núi, các thung lũng ở giữa mỗi trái núi được khoanh lại, bao bọc bởi những dải mây mù cuồn cuộn, nên những người đi du lịch đến đây thường muốn được một lần tận mắt chiêm ngưỡng “biển mây” Tà Xùa.

Biển mây Tà Xùa và sống lưng khủng long.
Biển mây Tà Xùa và sống lưng khủng long.
Với địa hình đắc địa không đâu có, biển mây ở đây biến ảo với những quãng thời gian khác nhau trong ngày và tùy thuộc tình hình thời tiết. Nếu bắt gặp những tầng mây dày trong nắng sớm, du khách sẽ thấy mình như lạc vào chốn bồng lai. Sau những cơn mưa, du khách lại được chứng kiến mây bay lên trên nền trời trong vắt. Giữa sắc trắng của mây ngàn chứa chan trong sắc xanh của rừng, hài hòa cùng sắc đỏ rực rỡ của trang phục cô gái Mông tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.
Nhưng Tà Xùa không chỉ có mây. Theo tiếng Mông, Tà Xùa (hay Tà Sùa) có nghĩa là “sân phơi thuốc”. Vị thuốc được ám chỉ trong tên gọi của vùng đất này chính là giống chè Shan Tuyết - loài thuốc quý mà tạo hóa ban tặng cho đại ngàn. Mặc cho mưa gió vùi dập, những cây chè Shan Tuyết hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi vẫn không ngừng chứng tỏ sự hiện hữu.
Shan Tuyết là giống chè cổ, sinh trưởng bằng cách hấp thụ tinh hoa của khí trời, nổi tiếng với hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp 20 lần so với vitamin E. Đặc biệt, trong trà tồn tại những hợp chất như EGCG (epigallocatechin gallate) giúp duy trì sự tươi trẻ, chất polyphenol giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Nếu chỉ đến đây cốt để săn mây, ngắm sống lưng Khủng Long oai hùng, chèo Mỏm đá cá heo, chụp ảnh với cây cô đơn, bạn đã bỏ phí cơ hội tuyệt vời để khám phá một đặc sản vô giá đang tồn tại trên chính vùng đất tuyệt sắc này.

 Điểm thưởng ngoạn Trà Mây ở Tà Xùa.
Điểm thưởng ngoạn Trà Mây ở Tà Xùa.
Mùa A Măng, chàng trai người Mông đang làm ở nhà máy chế biến chè Shanam (thương hiệu trà Shan Tuyết cổ thụ) kể rằng, từ khi lớn lên, cây chè đã ở đó, người trong nhà đều không ai biết nó có tự bao giờ. Trước khi Shanam thành lập nhà máy sản xuất chế biến ở đây, những cây chè này chẳng ai muốn hái, vì lá chè già, uống đắng chát, vị không ngon. Bây giờ thì ai ai cũng ra sức bảo vệ cây chè, vì hái ngọn bán có tiền, mà lúc làm ra thành phẩm, ai uống cũng tấm tắc khen. Và hành trình biến những lá chè đi từ đắng chát đến hương vị thuần khiết mà vẫn giữ được tinh chất quý giá của cây chè Shan Tuyết mất gần 10 năm với bao tâm huyết của những con người lăn lộn ở đây. 
Trong hành trình khám phá Tà Xùa, nếu được nhấp một tách trà pha đúng kiểu để cảm nhận được vị đượm của gió sương sau một hành trình chinh phục sống lưng Khủng Long kỳ ảo, du khách sẽ thấy mình thực sự được trộn lẫn trong thiên nhiên với tất cả các giác quan.  
Ngoài ra, trải nghiệm hái chè cùng các cô gái người Mông trong những cánh rừng chè cổ thụ bạt ngàn ở Bản Bẹ cũng là một trải nghiệm khó quên khác. Du khách sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, một búp chè non ấy cần được nuôi dưỡng trên thân cây gần 100 ngày mới được ngắt xuống làm trà. Và đó có thể là lần đầu bạn hiểu được thời gian và sức lao động kỳ lạ phải bỏ ra để mang về một búp chè “một tôm hai lá” trong những gói trà nho nhỏ bày bán nơi thành phố. Trải nghiệm và sự hiểu biết đó cũng có thể là lần duy nhất du khách chạm tới, khi đi cùng với những người bạn khám phá tour Trà Mây - Tà Xùa.
Theo Chí Long (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.