Đến năm 2050, dự đoán sẽ có khoảng 35 triệu người mắc bệnh ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, dự báo đến năm 2050, số người mắc bệnh ung thư sẽ tăng 77% so với năm 2022 trên toàn thế giới.

Năm 2022, toàn thế giới có khoảng 20 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, có 9,7 triệu ca tử vong. Việc tăng dân số và già hóa dân số là nguyên nhân chính dẫn đến số ca mắc ung thư tăng trên toàn thế giới. Theo ước tính, dân số vào năm 2050 sẽ là 9,7 tỷ người.

Tế bào ung thư. Ảnh internet

Tế bào ung thư. Ảnh internet

Dựa trên dữ liệu toàn cầu về tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư của Tổ chức Giám sát ung thư toàn cầu (Global Cancer Observatory), Hiệp hội còn chỉ ra 10 căn bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới gồm: ung thư phổi, vú ở phụ nữ, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, dạ dày, gan, tuyến giáp, cổ tử cung, bàng quang và ung thư hạch không Hodgkin. Trong đó, ung thư phổi gây tử vong hàng đầu. Đối với 37 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở Nam sa mạc Sahara châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á thì ung thư cổ tử cung lại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 ca mắc mới và hơn 100.000 ca tử vong do bệnh ung thư, trong đó ung thư đường tiêu hóa chiếm hơn 30%, thường gặp nhất là ung thư gan 14,5%, ung thư dạ dày 9,8%.

Ung thư đường tiêu hóa bao gồm: Ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tụy, ung thư đường mật… Hiện nay, bệnh ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư dạ dày nói riêng đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều bệnh nhân mới đang ở độ tuổi 20, thậm chí có em nhỏ dưới 10 tuổi.

Đối với ung thư vú, mỗi năm Việt Nam có hơn 24.500 trường hợp mắc mới và 10.000 ca tử vong, đây là con số đáng lo ngại. Đặc biệt, độ tuổi phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?