Đề xuất áp dụng giá điện 2 thành phần từ 1/1/2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện hai thành phần. Phương án lý tưởng là từ ngày 1/1/2025 sẽ triển khai cho toàn bộ khách hàng, nếu như giai đoạn thử nghiệm đề xuất được triển khai và kết thúc như dự kiến.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất áp dụng giá điện hai thành phần với phương án lý tưởng được triển khai cho toàn bộ khách hàng từ 1/1/2025.

Thế nào là giá điện 2 thành phần?

Đầu năm nay, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuê tư vấn tính toán, xây dựng Đề án Nghiên cứu, xây dựng lộ trình áp dụng giá điện hai thành phần cho các nhóm khách hàng sản xuất và kinh doanh.

Giá điện 2 thành phần gồm phần giá mà người sử dụng điện phải trả cho công suất đăng ký sử dụng và phần phải trả cho lượng điện năng tiêu thụ. Hiện tại, các nước trên thế giới đa phần đều áp dụng theo hình thức này, trong khi Việt Nam đang duy trì cơ chế giá bán theo một thành phần điện năng tiêu dùng, nghĩa là tính theo lượng điện năng thực tế sử dụng.

Trên cơ sở nghiên cứu của đơn vị tư vấn, EVN đề xuất xây dựng hệ thống 2 biểu giá. Cụ thể, với hệ thống biểu giá cơ sở, hệ thống giá điện 2 thành phần này dựa trên nền tảng của chi phí biên dài hạn và điều chỉnh theo các đặc điểm hộ tiêu dùng. Phương án này phản ánh đầy đủ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện, chỉ có nhóm khách hàng sinh hoạt và ngoài sinh hoạt.

EVN đề xuất xây dựng hệ thống 2 biểu giá.
EVN đề xuất xây dựng hệ thống 2 biểu giá.

Hệ thống biểu giá khác sẽ áp dụng cho một số nhóm khách hàng cụ thể trong giai đoạn hiện nay. Trước mắt, áp dụng cho các khách hàng theo Nghị định 80 năm 2024 về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Do giá bán lẻ điện bình quân hiện nay được Chính phủ, bộ, ngành quy định và điều chỉnh nên cần điều tiết biểu giá hai thành phần trong điều kiện đang tồn tại 2 hệ thống giá (giá hiện hành và giá 2 thành phần).

Áp dụng từ 1/1/2025

Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới này, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo giai đoạn: Giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.

Với giai đoạn thử nghiệm, sẽ thực hiện trên dữ liệu thời gian thực, song song áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành để tính hóa đơn tiền điện đến hết năm 2024.

Sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc, quá trình hoàn thiện biểu giá hai thành phần, chuẩn bị đầy đủ hành lang pháp lý và điều kiện liên quan khác, sẽ chính thức áp dụng giá điện hai thành phần cho toàn bộ khách hàng theo Nghị định 80, thay thế cho biểu giá điện hiện tại. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá hiện hành.

Phương án lý tưởng là từ ngày 1/1/2025 sẽ triển khai cho toàn bộ khách hàng, nếu như giai đoạn thử nghiệm đề xuất trên được triển khai và kết thúc như dự kiến.

EVN đánh giá, việc cải cách cơ chế giá bán lẻ điện nhìn chung cần được xem xét trong thời điểm Việt Nam đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường phát điện, bán buôn, bán lẻ điện.

Việc áp dụng giá điện hai thành phần sẽ tác động đến những nhóm khách hàng, các hộ sử dụng điện trong đó có thể tăng hoặc giảm so với cơ chế giá một thành phần hiện nay. Điều này sẽ tạo ra những phản ứng trái chiều trong dư luận, dễ bị các đối tượng lợi dụng, xuyên tạc khi không nắm được bản chất sự việc, do đó cần phải truyền thông để tạo sự đồng thuận.

Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc EVN - cho biết, hiện mỗi cấp điện áp có mức đầu tư, phân phối với chi phí khác nhau. Việc áp giá điện hai thành phần sẽ tính đúng và đủ chi phí cho từng cấp điện áp. Doanh nghiệp có thể cam kết mua ở một mức công suất nào đó như kiểu thuê bao. Việc này sẽ giúp tránh được tình trạng đăng ký mua vốn nên lượng điện lớn nhưng không dùng hết công suất.

Theo ông Lâm, việc áp giá điện hai thành phần chỉ là bước đầu trong việc tiến dần đến minh bạch hơn giá điện chứ chưa thể giúp thanh lọc doanh nghiệp sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều điện.

“Khi giá điện đạt đến mức minh bạch nhất, chỉ còn 2 đối tượng sinh hoạt và ngoài sinh hoạt thay vì nhiều đối tượng (sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sự nghiệp, nông nghiệp…), thị trường sẽ không còn cảnh bù chéo trong giá điện như hiện nay”, ông Lâm nói.

Ngày 11/10, Bộ Công Thương quyết định tăng giá bán điện 4,8%, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt chia làm 6 bậc, trong đó bậc 1 (từ 0-50kWh) giá 1.893 đồng/kWh, bậc 2 (51-100kWh) giá 1.956 đồng/kWh; bậc 3 (101-200,kWh) là 2.271 đồng/kWh; bậc 4 (201-300kWh) là 2.860 đồng/kWh; bậc 5 (301-400kWh) là 3.302 đồng/Kw; bậc 6 (từ 401 trở lên) là 3.302 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất cấp điện áp từ 110kV trở lên từ 1.094 - 3.116 đồng/kWh; từ 1.136-3.242 đồng/kWh đối với cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV, từ 1.178-3.348 đồng/kWh đối với cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV... áp dụng tùy từng thời điểm.

Theo Dương Hưng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Ram 1500 Laramie: Khẳng định đẳng cấp xe bán tải

Ram 1500 Laramie: Khẳng định đẳng cấp xe bán tải

(GLO)- Ram 1500 Laramie là phiên bản cao cấp trong dòng bán tải Ram 1500, mang đến sự kết hợp giữa sức mạnh vượt trội và nội thất sang trọng. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu công việc, Ram 1500 Laramie còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự tiện nghi và phong cách. 

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

(GLO)- Honda ICON e là mẫu xe máy điện hướng đến đối tượng học sinh với thiết kế cao cấp nhưng nhỏ gọn. Xe có mức giá dưới 30 triệu đồng, được phân phối tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản thể thao, đặc biệt và cao cấp cùng 6 lựa chọn màu sắc gồm xám, xanh, bạc, đen, đỏ xám và trắng xám.