Đề nghị người tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 được đi lại: Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, người tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 vẫn có nguy cơ lây SARS-CoV-2 cho người khác nên phải thực hiện các biện pháp phòng dịch như người chưa tiêm hoặc tiêm 1 mũi.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, người tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 giúp chính bản thân họ nếu không may nhiễm virus SARS-CoV-2. Khi đó, người tiêm đủ 2 mũi sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong. 
"Tỷ lệ tử vong ở những người này theo các báo cáo khoa học là thấp hơn so với nhóm chưa tiêm hoặc mới được tiêm 1 mũi vaccine Covid-19", Thứ trưởng Sơn khẳng định. 
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, nguy cơ người tiêm đủ 2 mũi nhiễm SARS-CoV-2 là vẫn có và có thể lây virus cho người khác, khiến người khác bị bệnh và bệnh nặng (nếu các đối tượng chưa tiêm vaccine hoặc có các bệnh lý nền). 

Tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại Hà Nội. Ảnh Gia Khiêm
Tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm
"Việc tiêm không đồng nghĩa họ được tự do đi lại, không thực hiện các khuyến cáo về phòng chống dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Vì thế, dù có thuộc đối tượng được ra đường, làm các công việc cần thiết theo quy định hay không thì người đã tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 vẫn cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo về phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho cộng đồng", Thứ trưởng Sơn khẳng định. 
Thứ trưởng Sơn cũng cho rằng, sau khi giãn cách xã hội, trở lại trạng thái bình thường mới thì những người tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 có thể sẽ được ưu tiên hơn những người đã tiêm 1 mũi hoặc chưa tiêm vaccine. 
Trước đó, trao đổi với báo chí ngày 6/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, TP sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tiêm vaccine Covid-19 và xét nghiệm sàng lọc diện rộng.
Hiện Hà Nội đã kiến nghị Chính phủ xem xét giao quyền chủ động cho các địa phương quyết định thời gian cách ly đối với F1 để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho cộng đồng. 
Đáng chú ý, Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế bổ sung phân bổ vaccine để đến ngày 15/9, đạt tỷ lệ cao đối tượng trong độ tuổi được tiêm chủng; thường xuyên cập nhật bổ sung cơ số thuốc, phác đồ điều trị, nhất là các thuốc mới, đặc hiệu để đem lại hiệu quả điều trị cho bệnh nhân Covid-19, giảm tỷ lệ tử vong.
Cùng với đó, Hà Nội đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine thì được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch. Theo Bí thư Hà Nội, đây là vấn đề đang được dư luận, nhân dân trên địa bàn TP quan tâm.
Theo Diệu Linh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.