Để khai thác cây cao su đạt hiệu quả cao nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Phạm Văn Hiền- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết: Tập đoàn đang quản lý trên 333.235 ha cao su kinh doanh và kiến thiết cơ bản, trong đó, diện tích cao su trong nước là 262.627 ha, phần còn lại ở Lào và Campuchia. Các dự án cao su ở Lào và Campuchia đã đem lại hiệu quả thiết thực, cho thấy đầu tư của Tập đoàn ra nước ngoài là đúng đắn, hiệu quả.

Tính riêng trong năm 2011, Tập đoàn có hơn 165,3 ngàn ha cao su kinh doanh, tạo ra sản lượng quy khô gần 270 ngàn tấn, năng suất bình quân 1,635 tấn/ha, sản lượng tiêu thụ hơn 282,5 ngàn tấn, tổng doanh thu gần 33,5 ngàn tỷ đồng, tổng lợi nhuận 11.700 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước hơn 3.570 tỷ đồng. Cũng trong năm qua, Tập đoàn đã tái canh trồng mới gần 42,5 ngàn ha cao su. Với những kết quả đạt được, năm 2011, mức lương bình quân của Tập đoàn là 8,9 triệu đồng/người/tháng, tăng 27% so với năm 2010.

 

Đối với tỉnh Gia Lai, với khoảng 120 ngàn ha cao su, hiện là một trong những tỉnh có diện tích cao su cao nhất nước. Chiếm tỷ lệ lớn về diện tích cao su hiện nay là 4 Công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, tiếp đến là các công ty thuộc Binh đoàn 15, sau đó là một số doanh nghiệp tư nhân và cao su tiểu điền. Không kể lượng tiêu thụ trong nước, cao su là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm rồi với 350 triệu USD, thì kim ngạch xuất khẩu cao su chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tính riêng các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại Gia Lai, mỗi đơn vị đã xuất khẩu với giá trị kim ngạch không dưới vài chục triệu USD. Hiệu quả cây cao su trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên trong đó có Gia Lai, không chỉ ở chỗ đem lại nguồn lợi kinh tế mà còn là vấn đề khai thác quỹ đất hợp lý hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm (đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ), bảo đảm an sinh xã hội, an toàn trật tự trị an, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng… Chính phủ cho chủ trương chuyển đổi 50 ngàn ha rừng nghèo trên địa bàn tỉnh sang trồng cây cao su chính là đã mở thêm nhiều cơ hội cho tỉnh, cho doanh nghiệp với ý nghĩa chương trình này sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Nói riêng 4 đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su tại tỉnh, kết quả hoạt động trong những năm qua góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Năm 2011, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và tiền lương cán bộ, công nhân viên của các đơn vị đạt cao nhất từ trước tới nay. Đơn cử với Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê, năm 2011 đã khai thác chế biến 11.241 tấn cao su các loại với năng suất 1,45 tấn/ha-cao nhất trong các đơn vị của Tập đoàn tại Tây Nguyên, tạo ra tổng lợi nhuận 299,5 tỷ đồng và nộp ngân sách gần 81 tỷ đồng, giá bán bình quân 94 triệu đồng/tấn-là giá bán cao nhất trong toàn ngành.

Đơn vị đẩy mạnh xuất khẩu với hơn 6 ngàn tấn và tiêu thụ nội địa 1.229 tấn. Từ hiệu quả mang lại, mức lương bình quân của 2.621 cán bộ, công nhân viên (1.148 lao động người dân tộc thiểu số) là 10,11 triệu đồng/người/tháng, tăng 25,7% so với năm trước. Trong năm, Công ty cũng đã trồng mới 1.116 ha cao su, vườn cây phát triển tốt. Công tác an sinh xã hội đã thực hiện rất tốt.

Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2012, tình hình kinh tế nói chung vẫn còn chưa ra khỏi khó khăn và ngành cao su cũng không là ngoại lệ. Đặc biệt, nông sản Việt Nam vốn chịu nhiều chi phối của thời tiết và thị trường. Nếu các doanh nghiệp không chủ động xây dựng chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững, dài hơi thì sẽ gặp nhiều rủi ro, khó khăn. Bằng chứng là những tháng cuối năm trước khi Chính phủ Trung Quốc thắt chặt các biện pháp hành chính nhằm quản lý, kiểm soát các doanh nghiệp nhập khẩu cao su nội địa nhằm gây sức ép lên các doanh nghiệp và thương nhân nước sở tại phải thực hiện nhập khẩu cao su Việt Nam theo đường chính ngạch để dễ quản lý và thu ngân sách, đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam.

Đây cũng là lúc các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam thấm thía bài học đa dạng hóa thị trường. Rất may là cuối năm, tình hình xuất khẩu cũng như giá mủ cao su liên tục tăng lên. Theo các chuyên gia, nguyên nhân được xác định là  nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc còn rất lớn, năm 2012 cần đến 3,5 triệu tấn tăng hơn 6% so với năm trước. Giá cao su có xu hướng tăng nhanh do nguồn cung khan hiếm, chủ yếu do lũ lụt ở Thái Lan-nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới và bởi sự tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi bù đắp sự suy thoái ở các nước châu Âu và Mỹ. Hiện giá cao su đang ở mức trên 3.700-3.750 USD/tấn, tăng gần 500 USD/tấn so với hồi tháng 1 và tính từ đầu năm đến nay, giá cao su đã tăng lên gần 30%.

Giá mủ cao su xuất khẩu đã tăng trở lại và còn có thể tăng cao, điều đó có lợi cho doanh nghiệp và nhà xuất khẩu. Nhưng trước sự biến động của thị trường, vấn đề giữ giá cao su trong đó có việc xúc tiến tiêu thụ nội địa cũng được chú trọng hơn, như việc ký kết tiêu thụ với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam-theo ông Phạm Văn Hiền-Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Theo đó, Tập đoàn sẽ bán cho Tập đoàn Hóa chất 28,5 ngàn tấn mủ cao su trong năm 2012, cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu khác ở trong nước. Dự kiến xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2012 vào khoảng 800 ngàn tấn. Việt Nam đang xếp thứ 5 thế giới về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su với thị phần khoảng 10%.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null