Từ 2 ha đất nương rẫy khô cằn của cha mẹ, chàng trai người Pa Kô Hồ Thanh Phương đã biến thành một trang trại cá tầm và khu farmstay ấn tượng trên dãy Trường Sơn thuộc vùng cao A Lưới, Thừa Thiên-Huế.
Mặc cho đường sá xa xôi, những điểm du lịch trên dãy Trường Sơn vẫn đủ sức hút nhiều người tạm rời bỏ phố thị để tìm về, hòa mình vào không gian xanh của đại ngàn.
Không phải người Quảng Trị nào cũng biết đến dòng Sê Păng Hiêng. Bởi đó là dòng sông nhỏ bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, không chảy về phía đông như thường thấy mà chảy về phía tây. Nhưng dòng sông chảy ngược lạ lùng ấy đã trở thành chứng nhân cho tình bằng hữu quân dân giữa đôi bờ biên giới.
Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Dọc dài dãy Trường Sơn là hàng triệu hécta rừng tự nhiên nhiệt đới được bảo vệ tốt đang cho người dân địa phương lợi ích rất lớn. Những khung cảnh nguyên sinh được phục hồi tuyệt vời trong mắt du khách...
(GLO)- Tôi bắt đầu chuyến lãng du dưới chân dãy Trường Sơn huyền thoại trong tiết thu vừa chớm. Tháng 8, miền rừng sương giăng kín lối, rưng rưng tàng cây lá đỏ thao thiết phủ khắp núi đồi. Bên đường, mấy vạt lau trắng lao xao nối nhau, trải dài bất tận. Và, trong không gian khoáng đạt ấy, làng Kon Von 2 (xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) hiện ra bình yên đến lạ.
Nằm ở độ cao 1.200m và là cao nguyên thuộc dãy Trường Sơn, nhờ giữ được rừng, khí hậu mát mẻ, trong lành mà Kon Plông là huyện được cho là đẹp nhất ở Kon Tum.
(GLO)- Đã đôi lần, tôi ngược dòng Sê San. Từ tốn thưởng thức hương thơm dìu dịu của hương dầu thông đang lan tỏa trong không khí hay được bồng bềnh ngắm những vạt cỏ bông lau, khóm cỏ đuôi chồn mọc ven đường, tôi tưởng như mình vừa đi ngang qua trời.
Nhiều già làng - đảng viên ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, dù cao tuổi nhưng vẫn tâm huyết và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng trong việc xây dựng bản làng bình yên, no ấm. Họ được đồng bào tôn vinh là những đảng viên của bản làng.
Đồng bào Pa Kô trên dãy Trường Sơn gọi loại cây này là Păr Kếh, nghĩa là đoạn tình. Song không phải người Pa Kô nào ở đây cũng biết đến. Păr Kếh chỉ mọc dưới những gốc cây lim già, chỗ đất phải ẩm ướt, nước tù đọng. Păr Kếh thuộc họ cỏ, thân mềm, có lá dài và mỏng dẹt gần giống với cây cỏ voi.
Câu lạc bộ (CLB) dân ca cụm thôn Húc - Pa Lu gồm có 27 thành viên. Họ là phụ nữ sinh sống ở 2 thôn liền kề (Húc và Pa Lu) với nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó có khá nhiều người trên 60 tuổi và có người chưa đến tuổi 20.