Dẫu nỗ lực thì cũng phải đến quý I năm 2022 du lịch mới có thể trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Diễn biến COVID-19 ở các tỉnh thành đều có xu hướng giảm, hầu hết các địa phương đã kiểm soát được dịch, từng bước nới lỏng, phục hồi sản xuất. Du lịch là ngành có nhiều nỗ lực nhất, nhưng xem ra khó có thể hoạt động hiệu quả ngay trong năm nay...
 
Một điểm dã ngoại ven sông Cu Đê, Đà Nẵng. Ảnh:TC
Một điểm dã ngoại ven sông Cu Đê, Đà Nẵng. Ảnh:TC
Miền đất du lịch nghỉ dưỡng chuyên nghiệp Đà Lạt là nơi sớm mở cửa du lịch nhất khu vực miền Nam. Tuy nhiên, hơn nửa tháng tái khởi động, mở cửa hoạt động, đến nay các điểm tham quan du lịch, khách sạn, resort đều vắng lặng, cửa vẫn im lìm. Nguyên nhân, Đà Lạt chỉ "mở cửa tại chỗ", tức chỉ đón khách nội tỉnh, chưa cho phép người địa phương khác ra vào. Mặt khác, các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, các dịch vụ khác vẫn chưa thật sự mở cửa, hoạt động bình thường nên sản phẩm du lịch không hấp dẫn ngay với khách địa phương.
Thống kê của ngành Du lịch tỉnh Lâm Đồng, có trên 95% lượng khách đến Đà Lạt là ngoại tỉnh, người nước ngoài, vì vậy, nếu chỉ mở cửa nội tỉnh thì cũng chỉ là liệu pháp tinh thần hơn là hiệu quả kinh tế.
Tại Đà Nẵng, lộ trình tiêm vaccine phòng COVID-19 là đến 12.2021 mới đạt 80% dân số từ 18 tuổi trở lên. Vì vậy, dù có "sốt ruột", thì du lịch ở thành phố biển này cũng phải chờ đến tháng 12 mới có thể mở lại các dịch vụ, phục vụ du lịch tại chỗ.
Hiện sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đang hoàn thiện phương án về việc mở cửa trở lại các hoạt động du lịch, dịch vụ của thành phố khi “bình thường trở lại”. Tất nhiên, với điều kiện nghiêm ngặt như các cơ sở du lịch, dịch vụ phải đáp ứng đủ điều kiện cơ bản phòng, chống dịch. Người lao động của các cơ sở cũng như khách đến phải tiêm đủ 2 mũi, quét mã QRCode, thẻ xanh…
Dẫu mọi sự chuẩn bị có chu đáo, kỹ lưỡng như vậy, nhưng nếu chỉ "đón khách tại chỗ" thì cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh vắng khách tương tự Đà Lạt hơn 2 tuần qua. Đó là chưa kể, đây là giai đoạn cao điểm của mùa bão lụt ở miền Trung, dù có mở cửa thông thoáng thì đã không có khách.
Tuy vậy, lý do quan trọng nhất, khiến du lịch không có hướng sáng là chính sách khác biệt giữa các địa phương.  Đó là mỗi địa phương có một quy định riêng, vẫn giữ nguyên "pháo đài" chống dịch với quá nhiều rào cản khiến việc đi lại liên tỉnh khó khăn, dù liền kề như TT-Huế, Đà Nẵng - Hội An, Quảng Nam. Ngay điểm đến chung, sản phẩm chung là "con đường di sản" mà vẫn còn sự khác biệt, vụn nát như vậy nên dù hô hào, cổ động hay nỗ lực nhiều thì du lịch vẫn khó có thể tái khởi động sớm như kỳ vọng.
Theo Thanh Hải (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.