Dấu chân tròn cắm bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Mất một chân đâu phải mất tất cả, tôi vẫn muốn góp sức mình để những đứa trẻ vùng cao biết đọc, biết viết. Trừ khi nghề bỏ tôi, chứ bản thân nhất quyết không bỏ nghề”, cô giáo Vì Thị Nhân, giáo viên điểm trường Săn Cài, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) khẳng định với chúng tôi như thế. Những lời khẳng định ấy cho thấy một tình yêu nồng nàn với công việc, và tình yêu với nghề sẽ còn bay xa, bay cao mãi nơi thung lũng Lóng Luông.
Những ngày tháng 11, khi những cánh rừng hoa mận, hoa mơ bắt đầu chớm nở, chúng tôi đến thăm điểm trường Săn Cài, xã Lóng Luông… Ngay từ đầu điểm trường chúng tôi đã nghe thấy đâu đó tiếng ê a học chữ trong lớp học phía xa xa… Sau một thời gian dài gặp lại, cô giáo Nhân vẫn vậy, vẫn giữ trên môi nụ cười tươi và sự vui vẻ như những ngày mới gặp, càng nghe những lời tâm sự, tôi lại càng thấu hiểu và khâm phục ý chí và tinh thần vượt qua khó khăn của cô.

Cô giáo Vì Thị Nhân mất chiếc chân phải sau một vụ tai nạn.
Cô giáo Vì Thị Nhân mất chiếc chân phải sau một vụ tai nạn.
Tháng 11/2018, vụ va chạm với xe tải trên đường đi làm về, khiến cô giáo Nhân mất vĩnh viễn chiếc chân phải. Và từ đây, một cuộc sống mới bắt đầu, những cung bậc cảm xúc thật khó diễn tả thành lời. Làm giáo viên đã khó, làm giáo viên vùng cao lại càng khó khăn gấp bội phần…
Ngược dòng những ngày tháng cũ, năm 2008, cô gái người dân tộc Thái Vì Thị Nhân được điều động về công tác tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu (nay là huyện Vân Hồ) ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Ngày mới ra trường, cô Vì Thị Nhân được phân công nhận nhiệm vụ giảng dạy tại điểm bản Suối Bon, ngày ấy lớp có 16 học sinh, đều là người dân tộc Dao, các em đều có độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Điểm bản cách nhà gần 30 km, nếu đi trong ngày thì cả đi và về gần 60km, sáng đi trời mù giăng lối, lúc về sương cũng phủ kín đường. Đi lại vất vả khôn cùng. Có những ngày đến lớp thì ngã nhoài ra đường. Cứ ngã lại lồm cồm bò dậy, chân tay bầm tím, đau điếng người, nhiều khi khóc òa như một đứa trẻ vì tủi, nhưng rồi lại gạt nước mắt để đi tiếp vì học sinh điểm bản đang chờ.
Cắm bản Suối Bon được 4 năm, cô giáo Nhân được điều chuyển về điểm trường Lũng Xá - Tà Dê (vẫn thuộc Trường Mầm non Lóng Luông). Những ngày tháng ấy, Lũng Xá – Tà Dê chìm trong khói thuốc phiện, nhà nhà nghiện, người người nghiện, có những khoảng thời gian người nghiện ở Lũng Xá – Tà Dê còn nhiều hơn người không nghiện.
Cắm bản ở vùng cao, vận động trẻ đi học đã khó, làm hồ sơ xin trợ cấp xã hội cho học sinh trong bản cũng không phải là chuyện dễ dàng, chẳng thể nhớ nổi đã bao nhiêu lần cô giáo Nhân bị gia đình, bố mẹ các em học sinh đuổi thẳng thừng… Có những lần tủi thân đến phát khóc.
Tháng 11/2018, vụ va chạm với xe tải trên đường đi làm về, khiến cô Vì Thị Nhân mất đi chiếc chân phải vĩnh viễn. Nhớ lại những ngày tháng đó, khi cô giáo Nhân vừa trở lại công tác tại điểm trường Săn Cài được 2 tháng, sau khi sinh con thứ hai. Khi biết tin vợ mình gặp tai nạn nặng, anh Cầm Trung Thông không khỏi bàng hoàng, tưởng chừng chân đi không vững, nhưng vẫn cố sốc lại tinh thần, bởi anh xác định mình chính là nguồn động lực lớn nhất mà vợ cần lúc này.
Đưa vợ xuống bệnh viện ở Hà Nội, trên đôi mắt người đàn ông ấy vẫn trực trào nước mắt, thương vợ vất vả sớm hôm, nay lại gặp tai nạn. Lúc này trong suy nghĩ của anh chỉ cần biết phải tìm được bác sỹ giỏi với hy vọng giữ được đôi chân cho vợ. Nhưng, mọi hy vọng hóa thành vô vọng khi vết thương quá nặng, bác sĩ khuyên nên cắt bỏ qua đầu gối để giữ lại tính mạng cho vợ.
Tỉnh lại sau ca mổ, cô giáo Nhân đau đớn nhìn chiếc chân từng lành lặn, nay đã mất, quấn băng trắng ngang đùi. Kể lại giây phút đó cô giáo Nhân không kìm được lòng, cô kể “Lúc này trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất đó là chị sẽ là kẻ tàn phế, làm khổ gia đình, không biết có được đến lớp nữa hay không”.

Hành trình gieo mầm xanh nơi “thung lũng trắng” không mệt mỏi.
Hành trình gieo mầm xanh nơi “thung lũng trắng” không mệt mỏi.
Hai tháng sau vụ tai nạn, cô giáo Nhân ngỏ ý được đi làm lại vì nỗi nhớ học trò vẫn hàng ngày giằng xé trong tâm khảm cô. Khi nhận được ý ngỏ dược quay trở lại lớp học, Ban Giám hiệu Trường Mầm non Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) ngay lập tức đồng ý. Cô giáo Nguyễn Thị Nghĩa - Hiệu trưởng Trường Mầm non Lóng Luông bồi hồi kể lại: “Đã có lúc tôi tưởng phải chia tay một người đồng nghiệp đáng mến ấy, nhưng không ngờ cô giáo Nhân đã quay trở lại, làm chúng tôi thực sự vui, đồng thời khâm phục ý chí quyết tâm vượt khó của cô”.
Mọi hoạt động dạy học, cho trẻ ăn uống cô giáo Nhân đều làm thuần thục, chỉ có điều bây giờ không thể đến tận nhà vận động học sinh đi học như những ngày tháng trước. Dù đã có chân giả để lại lại dễ dàng hơn, nhưng có không ít lần dừng đèn đỏ hoặc phanh gấp, chị ngã sõng soài ra đường, xây xước chân tay, bởi chân trụ không vững. “Đến trường mà quần áo vừa bẩn, vừa rách, chỉ mỗi chiếc chân giả là còn nguyên”, cô giáo Nhân cười.
Với một người lành lặn, công việc này đã là một sự vất vả, khó khăn, nhưng với những người khuyết đi một phần cơ thể như cô giáo Nhân thì vất vả lại tăng lên gấp bội. Thấy vậy, nhiều người khuyên cô chuyển việc, thay vì phải vào bản xa gieo chữ như những ngày tháng cũ, nhưng chị lắc đầu vì sợ không còn thầy cô nào đủ can đảm chăm sóc học sinh.
Theo Thiên - Hiếu - Hùng (cand.com.vn)

https://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/dau-chan-tron-cam-ban-i674788/

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.