Dập dịch tin giả - Kỳ 4: Tỉnh táo trước thông tin xuyên tạc về phòng, chống dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều tổ chức, cá nhân cố tình xuyên tạc thông tin, vụ việc liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 để đả phá chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết, gây mất niềm tin. Chuyên gia khuyến cáo, cần hết sức tỉnh táo trước luận điệu này.

Thông tin sai sự thật lan truyền ở TP.HCM hồi tháng 8.2021. Ảnh: Chụp màn hình
Thông tin sai sự thật lan truyền ở TP.HCM hồi tháng 8.2021. Ảnh: Chụp màn hình
Xuyên tạc thông tin, đả phá chế độ
Vụ nữ giảng viên Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) “bị sa thải” cũng bị các thế lực thù địch xuyên tạc, bóp méo bản chất để chống phá chế độ, phá hoại nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Trước đó, bà T.T.T, giảng viên môn Văn hóa Anh, khoa Ngoại ngữ của Đại học Duy Tân xuất hiện trong 1 clip dài 4 phút, tranh luận với sinh viên về cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Nữ giảng viên này có những phát ngôn, quan điểm lệch lạc khi đánh giá hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam yếu kém, bỏ mặc người dân…
Sau quy trình kiểm tra cẩn trọng, khách quan, Đại học Duy Tân đã ra quyết định sa thải bà T.T.T. Cần phải thấy rằng, phát ngôn này hoàn toàn phiến diện, sai về bản chất, gây bức xúc dư luận. Trong 4 đợt dịch diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay, nhà nước đã hỗ trợ hàng trăm nghìn tỉ đồng chăm lo cho người dân, miễn phí tiền khám chữa bệnh, ăn uống cho các ca F0; chu cấp, chăm lo cho các đối tượng mất việc, các trường hợp yếu thế trong xã hội… Song, một số trang phản động như voatiengviet.com, vietnamthoibao.org đã cố tình bóp méo sự việc, đăng tải thông tin sai lệch bản chất. Các trang tin này tự biên, tự diễn, thêm thắt thông tin nói rằng video clip được phía Công an Đà Nẵng dàn dựng để học trò “gài bẫy” thầy, loại bỏ trí thức… Đây là kiểu thông tin xuyên tạc, cố tình bôi xấu, làm mất uy tín, hình ảnh lực lượng công an nhân dân.
Chưa dừng lại ở đó, những thế lực phản động khác lợi dụng thông tin 47 người bao gồm giáo chức, cựu giáo chức, chuyên gia, chuyên viên… ký tên vào thư ngỏ gửi ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Nội dung lá thư đề nghị xem xét cẩn trọng vụ việc này, tuy nhiên nó đã bị “xào nấu”, lèo lái thành bức thư khác cho rằng, việc sa thải là vi phạm quyền tự do biểu đạt của công dân, mà hệ trọng hơn, gián tiếp đe dọa đến cả nền giáo dục và tự do học thuật của bậc đại học. Thông tin xấu, độc này nhằm cố tình chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động giới trí thức, phá hoại chế độ ta.
Cố tình bôi xấu, chia rẽ đoàn kết
Việc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an huy động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ (bao gồm cả lực lượng quân y, cảnh sát giao thông...) từ các cơ quan, đơn vị phía bắc tăng cường cho TP.HCM và các tỉnh phía nam cũng bị nhiều đối tượng xấu xuyên tạc.
Các đối tượng sử dụng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, YouTube… lan truyền nhiều hình ảnh, video cắt ghép để xuyên tạc với những luận điệu như: “Hà Nội huy động lực lượng quân đội vào Sài Gòn để dẹp loạn nếu dân đói làm loạn”; “Quân đội sẽ đàn áp nếu dân đói xuống đường biểu tình, đòi quan chức mở kho lương. Quân đội hiện diện khắp đường phố Sài Gòn là để răn đe dân chứ không phải chống dịch!”...
Nhiều trang mạng nước ngoài phát tán, lan truyền hình ảnh bi thương trong đại dịch (như ca tử vong trên xe lăn trong TP.HCM) để lên án nhà nước, chính quyền bỏ mặc dân; xuyên tạc tình hình tiếp cận, phân bổ vắc xin, phê phán nhà nước phân biệt, ép người dân tiêm vắc xin mà không được lựa chọn, chia rẽ vùng miền, khối đại đoàn kết dân tộc, kêu gọi dân bỏ giãn cách…
Một bài viết trên trang BBC tiếng Việt, vẫn đưa ra luận điệu cho rằng việc huy động quân đội tham gia chống đại dịch Covid-19 là trái hiến pháp, pháp luật. Từ những lập luận mù mờ, suy diễn một chiều họ rêu rao rằng việc sử dụng quân đội là vì “lý do an ninh, quốc phòng” chứ không vì nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.
Khi quân đội huy động các loại phương tiện kể cả máy bay, tàu thủy để vận chuyển lương thực - thực phẩm vào phía nam giúp nhân dân thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch, thì có kẻ lại hoài nghi nói rằng: số lương thực – thực phẩm ấy phục vụ cho mấy nghìn quân ăn còn chưa đủ lấy đâu ra mà cung ứng, hỗ trợ nhân dân…
Trên RFA (Đài Á Châu Tự Do), trong bài viết: “Chống dịch như chống giặc: Kẽm gai, quân đội, công an, pháo đài… sẽ còn thêm gì nữa?” khi bàn về việc bộ đội đi chợ, đảm trách cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân, có người cho rằng: “Quân đội đi chợ cho dân, dân sợ mất hồn!”. Tác giả bài viết này lý giải: “Bộ đội, công an vốn được huấn luyện, đào tạo để nhằm phục vụ cho sức mạnh trấn áp đối phương chứ nào phải để làm chuyện chi li nhỏ mọn là chợ búa…”. Khi xem những hình ảnh bộ đội đi chợ giúp dân, mang từng bao gạo, hộp mì tôm, chai dầu ăn, chai nước mắm.... đến trao tận tay từng nhà dân, có người lại nói rằng quân đội “làm màu”, “đánh bóng”, “mị dân”...
Đại dịch Covid-19, nhất là đợt dịch thứ 4 đang bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phía nam là nguy cơ an ninh phi truyền thống và cũng chưa có tiền lệ. Việc huy động lực lượng vũ trang tiếp sức đặt trong bối cảnh chưa có tiền lệ này với mong muốn sớm đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới. Hơn nữa, việc lực lượng vũ trang vào các điểm nóng của dịch bệnh cùng nhiều biện pháp đặc biệt áp dụng như trong tình trạng khẩn cấp đã được Quốc hội thông qua trong Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Do đó, tất cả những giọng điệu, chiêu trò xuyên tạc nói trên thực chất là bóp méo, xuyên tạc chủ trương, giải pháp phòng, chống dịch của Đảng và Chính phủ; hạ thấp uy tín của quân đội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với quân đội, chia rẽ tình đoàn kết giữa quân đội với nhân dân.
Người dân cần hết sức tỉnh táo
Trao đổi với Thanh Niên, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, người dân cần hết sức tỉnh táo, đây là những thông tin sai sự thật do các đối tượng phản động bịa đặt ra. Chúng đưa luận điệu sai trái, xuyên tạc với mục đích công kích, chống phá, hạ thấp uy tín và vai trò quản lý của nhà nước, chính sách, biện pháp, cách thức phòng, chống dịch bệnh; gây hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống dịch bệnh cấp bách hiện nay.
Theo TNO

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.