Đak Pơ bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống đình miếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) có nhiều đình, miếu tuổi đời hàng trăm năm. Thời gian qua, chính quyền địa phương chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và từng bước hoàn thiện hồ sơ trình các cấp xếp hạng.
Những năm 1911-1913, đình Chí Công (thôn Chí Công, xã Cư An) được các vị vua nhà Nguyễn ban sắc phong 3 lần. Đình thờ thần Thiên Y A Na, Sơn Thần và Thành Hoàng. Hàng năm, tại ngôi đình này, người dân tổ chức lễ cúng Quý Xuân (ngày 19 tháng 2 âm lịch), Dinh cô (ngày 23 tháng 3 âm lịch), Thu tế (ngày 19 tháng 8 âm lịch) theo nghi thức truyền thống. Ông Nguyễn Đức Chí-thành viên Ban Nghi lễ đình Chí Công-cho biết: “Những năm qua, người dân tích cực đóng góp kinh phí trùng tu, tôn tạo và mua sắm vật dụng trong đình. Các cụ trong Ban Nghi lễ duy trì, gìn giữ nét văn hóa cúng đình truyền thống, bảo quản sắc phong vua ban; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành chức năng thu thập tài liệu, lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích”. 
Được xây dựng cách đây hơn 200 năm, đình An Mỹ (thôn An Phong, xã Phú An) là nơi thờ cúng và ghi nhớ công đức to lớn của vị Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ. Tại đây, hàng năm đều diễn ra cúng Tết Nguyên đán vào ngày mùng 1 tháng Giêng, cúng Khai Sơn ngày 10 tháng Giêng và cúng Quý Xuân vào ngày 11 tháng 2 âm lịch, cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu, đời sống người dân ấm no, an lành, hạnh phúc. Theo ông Hồ Văn Lại-Trưởng ban Quản lý đình, chính quyền địa phương đang hoàn tất hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cho ngôi đình.
Chính điện, nhà tiền nhân đình An Mỹ, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh
Chính điện, nhà tiền nhân đình An Mỹ, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh
Tại xã Tân An, ngoài 4 ngôi đình cổ gồm: Tân Phong, An Thuận, Chí Thành, An Hội còn có bia đá Chăm Tư Lương thuộc Vương quốc Champa trong quá khứ. Chủ tịch UBND xã Lê Kim Ngọc thông tin: Các ngôi đình vẫn giữ nghi thức cúng truyền thống, riêng đình An Thuận còn giữ được 4 sắc phong vua ban. Việc làm này vừa tỏ lòng tri ân các bậc tiền hiền đã có công khai lập làng, xã; đồng thời, nhắc nhở con cháu ghi nhớ công lao các bậc tiền hiền, tự hào và lưu giữ các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, người dân thường xuyên đóng góp kinh phí tu sửa, tôn tạo, chung tay bảo vệ cảnh quan môi trường sạch-đẹp để nơi thờ cúng khang trang hơn.
“Bia đá Chăm Tư Lương được người dân phát hiện cách đây hơn 60 năm. Cuối tháng 3-2022, UBND huyện đã tổ chức hội thảo khoa học về bia đá Chăm Tư Lương nhằm bổ sung thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Tại khu vực bia, xã tiếp tục vận động các hộ có đất xung quanh hiến đất để mở rộng khuôn viên, trồng cây xanh, hoa, cây cảnh tạo cảnh quan, môi trường xanh-sạch-đẹp; giới thiệu, quảng bá thu hút du khách, gắn việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với phát triển du lịch của địa phương”-ông Ngọc chia sẻ.
Người dân thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) bảo vệ bia đá Chăm Tư Lương và hiến đất mở rộng khu di tích. Ảnh: Ngọc Minh
Người dân thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) bảo vệ bia đá Chăm Tư Lương và hiến đất mở rộng khu di tích. Ảnh: Ngọc Minh
Theo ông Nguyễn Thanh Hiền-Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đak Pơ, hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 ngôi đình, miếu xây dựng từ cách đây khá lâu. Người dân địa phương thường duy trì các nghi lễ cúng tế. Trong đó, một số đình, miếu mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa đã được các triều đại phong kiến ghi nhận và ban sắc phong. Ngành Văn hóa phối hợp với UBND các xã Tân An, Cư An và Phú An rà soát, thu thập tài liệu, hoàn thiện bản tóm tắt di tích tham mưu UBND huyện có văn bản gửi Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đề nghị UBND tỉnh đưa vào danh mục xếp hạng di tích trong thời gian tới.
Trao đổi với P.V, bà Bùi Thị Thương-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ-cho hay: “Nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân cũng như việc nghiên cứu của các nhà khoa học và phục vụ phát triển du lịch tại địa phương, UBND huyện yêu cầu ngành chức năng tiếp tục phối hợp với các xã hướng dẫn người dân gìn giữ. Đồng thời, chính quyền địa phương đã làm văn bản đề nghị Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch xem xét trình UBND tỉnh đưa vào danh mục dự kiến lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích đối với một số đình, miếu trên địa bàn”.
NGỌC MINH

 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.