Đak Đoa tổng kết công tác phòng-chống dịch Covid-19 và bạch hầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh Covid-19, dịch bệnh bạch hầu huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác thời gian qua và triển khai phương hướng, nhiệm vụ phòng-chống dịch bệnh trên địa bàn huyện thời gian tới.
Quang cảnh Hội nghị tổng kết. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện
Trên cơ sở các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh Covid-19 huyện Đak Đoa đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền cũng như triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống dịch bệnh. Tính đến ngày 27-3-2021, huyện đã tổ chức cách ly y tế cho 1.372 công dân tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đi từ vùng dịch về địa bàn. Hiện còn 7 công dân đang được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện và 1 công dân cách ly tại nhà.
Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh Covid-19 huyện cũng đã thành lập 2 đội phản ứng nhanh nội và ngoại viện, 2 đội cấp cứu lưu động, 2 đội chống dịch lưu động và thành lập 515 tổ Covid cộng đồng, sẵn sàng tham gia công tác phòng-chống dịch tại địa phương.
Về phòng-chống dịch bệnh bạch hầu, ngay sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên vào đầu tháng 7-2020 tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, ngành chức năng huyện Đak Đoa đã tổ chức khoanh vùng chống dịch với phương châm phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả. Theo đó, địa phương đã ghi nhận 26 ca dương tính với bạch hầu, dịch xảy ra tại 5/17 xã, thị trấn của huyện.
Tất cả các ca nghi ngờ trên lâm sàng đều được đưa vào cơ sở y tế để lấy mẫu xét nghiệm và điều trị. Các thôn, làng có ca bệnh đều được khoanh vùng, cách ly y tế, lập chốt kiểm soát và triển khai khử khuẩn, xử lý môi trường bằng hóa chất Cloramin B. 
Thời gian tới, huyện Đak Đoa tiếp tục tập trung các nguồn lực để phòng-chống dịch Covid-19, dịch bạch hầu. Phát hiện sớm các trường hợp mắc, tiếp xúc gần với người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 để cách ly và điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong do Covid-19. Khống chế, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đồng thời, huyện duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin bạch hầu ở trẻ em đạt trên 98%, tổ chức tiêm vét cho đối tượng trên 49 tháng tuổi toàn huyện nhằm đạt tỷ lệ 95% trở lên. 
Dịp này, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19, dịch bạch hầu huyện Đak Đoa đã tặng giấy khen cho 14 tập thể và 17 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng-chống dịch.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.